Nhà Thông Minh
Nhà thông minh (smart home hoặc Intellihome) là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có tác dụng tự động hoá hoàn toàn hoặc bán tự động, thay thế con người trong việc thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển.
- Nhà thông minh đã được ứng dụng rất nhiều trên thế giới và trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Ví dụ như trong Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam và Thăng Long - Hà Nội 2010, Bkav đã giới thiệu Hệ thống nhà thông minh SmartHome.
- Đây là một trong những công trình công nghệ cao hoàn toàn do các kỹ sư và chuyên gia của Công ty đầu tư phát triển công nghệ ngôi nhà thông minh Bkav SmartHome (công ty thành viên của Bkav) nghiên cứu và sản xuất; Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) cũng đã thành công với đề tài nghiên cứu về nhà thông minh thuộc KC.03/06-10;
- Hay như Cisco Systems Việt Nam đã đưa ra thị trường giải pháp tòa nhà thông minh CCRE (Cisco Connected Real Estate); và gần đây nhất là hội thảo về Giải pháp nhà thông minh do Công ty Cổ phần Biển Bạc phối hợp với các đối tác tổ chức vào ngày 23/02/2011 tại Hà Nội đã thu hút được đông đảo khách quan tâm tham dự.
- Tuy nhiên, các thiết bị an ninh giám sát đã là thông minh thì thường phải liên quan đến phần mềm và mỗi hãng lại có từng phần mềm khác nhau để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của nhiều khách hàng khác nhau. Do đó, khó khăn của các hãng khi vào thị trường Việt Nam là khó cung cấp và đầu tư đồng bộ.
- Các chủ đầu tư không thể chỉ mua sản phẩm của một hãng mà có thể phải mua của nhiều hãng khác nhau. Vì vậy, rất cần có sự tích hợp, đồng bộ giữa các hãng để đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Giải quyết bài toán nói trên, hiện nay ở thị trường trong nước doanh nghiệp Việt Nam đã có thể tích hợp được các hệ thống an ninh giám sát của các hãng thành một hệ thống hoàn thiện.
- Nhiều doanh nghiệp đã phát triển được các phần mềm thông minh, có thể tích hợp được các hệ thống, hiểu lẫn nhau. Hoặc hiện nay, công nghệ an ninh giám sát cũng được chế tạo để dành cho rất nhiều người sử dụng ở các nước, với các ngôn ngữ khác nhau như: Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và trong đó có cả ngôn ngữ tiếng Việt.
- Và phần mềm tích hợp thông minh là phải giải quyết được việc giải nghĩa, dịch các loại ngôn ngữ đó, để người dùng ở quốc gia nào, ngôn ngữ nào đều có thể lựa chọn cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Trở lại quá khứ, chúng ta đã trải qua suốt một thời gian dài trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nên hầu như không được tiếp cận với những công nghệ mới, thiết bị hiện đại của thế giới.
- Trong khi đó, nhiều quốc gia láng giềng, và thế giới đã ứng dụng và phát triển rất mạnh về công nghệ. Chỉ sau khi chiến tranh kết thúc và nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta hội nhập mạnh mẽ vào các hiệp hội, tổ chức có quy mô quốc tế, toàn cầu thì mới có cơ hội tiếp cận, giao lưu thương mại.
- Hội nhập nền kinh tế thế giới đồng nghĩa với việc các hàng hóa của Việt Nam có thể phát triển mạnh xuất khẩu ra nước ngoài và ngược lại có thể nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có mặt hàng công nghệ, thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất và nhu cầu của người dân, đảm bảo trình độ công nghệ tiến kịp, tương đương với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
- Ngày nay, xã hội càng hiện đại, khoa học kỹ thuật càng phát triển thì cuộc sống của con người càng đầy đủ tiện nghi và việc ứng dụng tự động hóa càng được rộng rãi. Trong căn nhà thông minh, đồ dùng trong nhà từ phòng ngủ, phòng khách đến toilet đều gắn các bộ điều khiển điện tử có thể kết nối với Internet và điện thoại di động, cho phép chủ nhân điều khiển vật dụng từ xa hoặc lập trình cho thiết bị ở nhà hoạt động theo lịch.
- Thêm vào đó, các đồ gia dụng có thể hiểu được ngôn ngữ của nhau và có khả năng tương tác với nhau. Ví dụ, Biệt thự Thái Bình Dương của Bill Gates, được mệnh danh là "ngôi nhà thông minh" đầu tiên trong lịch sử loài người cả về nghĩa đen và nghĩa bóng, do có những hệ thống trang, thiết bị điện tử tinh vi, hiện đại và rất phức tạp được bố trí ở nội thất bên trong.