NHÀ ỐNG LÀ GÌ? THIẾT KẾ NHÀ ỐNG CẦN LƯU Ý GÌ?

  • Thiết kế nhà ống đang là xu hướng được ưa chuộng tại các đô thị, bởi vậy, ngày càng có nhiều mẫu nhà ống đẹp, hiện đại ra đời phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các hộ gia đình.

Thế nào là nhà ống? Có mấy loại nhà ống?

  • Nhà ống là dạng nhà xây theo hình chữ nhật, có chiều ngang khá hẹp và hạn chế hơn nhiều so với chiều dài của ngôi nhà. Đây là kiểu nhà thường thấy nhiều ở các thành phố, đô thị lớn do diện tích đất xây dựng hạn chế, nhà cửa san sát nhau.
  • So với các mẫu nhà khác, nhà ống thường có thiết kế không mấy cầu kỳ và phức tạp nên việc thi công diễn ra khá nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
  • Nhà ống có rất nhiều loại và nhiều phong cách tùy theo mục đích sử dụng của chủ nhà, một số loại nhà ống đẹp có thể kể đến như:
    • Nhà ống 1 tầng 2 phòng ngủ
    • Nhà ống 2 tầng 1 tum
    • Nhà ống 3 tầng, 3-4 phòng ngủ
    • Nhà ống có phong cách thiết kế hiện đại, cổ điển, bán cổ điển…

Thiết kế nhà ống

Lưu ý khi thiết kế nhà ống:

Thiết kế nhà ống cần đảm bảo sự thông thoáng:

  • Với kiểu cấu trúc hẹp ngang, chồng tầng nên nhà ống thường có vấn đề về sự lưu thông không khí và ánh sáng trong nhà.
  • Vì lý do đó mà các KTS khi thiết kế cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này bằng cách chừa một phần diện tích làm sân phía trước hoặc sau nhà, hay làm giếng trời thông các tầng xuống dưới nhà.
  • Một ngôi nhà dù có đẹp đến thế nào nhưng nếu thiếu sáng và bí bách sẽ khiến mọi người trong gia đình cảm thấy khó chịu, vì vậy bạn Một cũng cần trao đổi với KTS vấn đề này khi lên phương án thiết kế.

Các khu vực chức năng cần được bài trí hài hòa:

  • Một KTS giỏi khi đến tư vấn thiết kế nhà ống hay bất kỳ kiểu nhà khác cho bạn chắc chắn sẽ quan tâm đến tuổi và hướng nhà của bạn vì đây là yếu tố mấu chốt để bố trí các khu vực chức năng trong nhà.
  • Tất nhiên vì diện tích không quá rộng cho một ngôi nhà ống thông thường nên trong quá trình thiết kế sẽ cần đến những tính toán để hóa giải, làm hài hòa giữa bản vẽ với phong thủy trong nhà.
  • Ví dụ một chút khéo léo thay đổi hướng của chiếc cầu thang, nhà vệ sinh hay phòng bếp sẽ có thể khiến tài vận của nhà bạn không hề ảnh hưởng mà vẫn đảm bảo thực hiện đủ công năng theo thiết kế.

Không gian xung quanh nhà:

  • Không phải nói thì nhiều người cũng biết việc các ngôi nhà ống trên thành phố thường bố trí san sát nhau nên việc thiết kế đôi khi cũng phải “nhìn trước ngó sau” để không làm ảnh hưởng xấu đến hàng xóm.
  • Những vấn đề có thể bao gồm cấu trúc kết cấu của khu vực xung quanh có đủ chắc chắn trước khi bạn tiến hành thi công như nứt vỡ, bong tróc để tránh xung đột về sau; hoặc đơn giản là lối thiết kế nhà ống của bạn quá phá cách dẫn đến làm ảnh hưởng đến cảnh quan của khu phố.

Thiết kế nhà ống

Những câu hỏi thường gặp

Nên chọn nhà ống mấy tầng?

  • Không có một mẫu chung nào cho các thiết kế nhà ống, việc thiết kế căn nhà bao nhiêu tầng phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình.

Nhà ống thích hợp cho gia đình nào?

  • Nhà ống cực kì thích hợp đối với những gia đình sống tại đô thị, có diện tích đất nhỏ hẹp và định mức chi phí thấp, hoặc trung bình.
  • Riêng đối với các mẫu thiết kế nhà ống 1 tầng, 2-3 phòng chỉ phù hợp với những hộ gia đình từ 3-4 người trở lên.

Nhà ống nên bố trí nội thất thế nào?

 Bố trí đồ đạc sát tường:

  • Nếu bạn là một người thích tiện nghi và nhất thiết phải đầy đủ các đồ nội thất, thì cách trưng bày tốt nhất cho nhà diện tích hẹp là bố trí sát tường thay vì sắp xếp đều cho các khoảng không gian.
  • Bàn kê sát tường, kệ sách kệ tủ sát tường, bàn làm việc quay mặt vào tường, ghế sofa dựa lưng vào tường… cách sắp xếp như vậy sẽ nới rộng không gian cho căn nhà của bạn, khiến mọi thứ trở nên gọn gàng, tinh tế.

Ưu tiên những món đồ nội thất có độ rỗng:

  • Bạn nên chọn những nội thất có độ “rỗng” để không hạn chế tầm mắt. Điều này có công dụng hết sức tuyệt vời. Thay vì sử dụng một kệ sách đóng kín lưng, bạn hãy để lưng mở và cảm nhận sự khác biệt.

Không bày bừa đồ đạc, gọn gàng là cách làm tối ưu nhất:

  • Những loại đồ đạc có tính năng sử dụng chứ không có chức năng trang trí, nên xếp gọn lên kệ, cho vào tủ đựng đồ để mọi thứ gọn gàng hơn.
  • Các loại dây điện, dây sạc điện thoại, laptop…nên có nơi để riêng, tránh bày biện lung tung vì loại vật dụng này rất dễ gây sự lộn xộn cho căn phòng.

Bình luận