Tìm kiếm

7 MẪU CẦU THANG ĐẸP CHO NHÀ ĐẸP KHÁCH ĐẾN CHƠI NGẮM MÃI

7 MẪU CẦU THANG ĐẸP CHO NHÀ ĐẸP KHÁCH ĐẾN CHƠI NGẮM MÃI

 

7 MẪU CẦU THANG ĐẸP CHO NHÀ ĐẸP KHÁCH ĐẾN CHƠI NGẮM MÃI

  • Thật đơn giản để có thể thiết kế được cầu thang đẹp cho nhà đẹp nhà ống, vừa hiện đại, lại tiết kiệm không gian nhưng vẫn đảm bảo yếu tố phong thủy, tránh vận xui cho gia đình.
  • Khi thiết kế và xây dựng một ngôi nhà, đặc biệt là nhà tầng, cầu thang là một yếu tố khá quan trọng, không chỉ có vai trò kết nối không gian trong nhà mà còn khiến căn nhà có đẹp đẽ hơn. Đối với những nhà có diện tích xây dựng lớn thì việc bày trí cầu thang dường như dễ dàng hơn so với những ngôi nhà có diện tích nhỏ đặc biệt là nhà ống.
  • Thiết kế cầu thang cho nhà ống vừa phải đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ cho căn nhà, tận dụng được hết công năng, tiết kiệm diện tích cho không gian bé nhỏ mà còn phải an toàn, tiết kiệm và không phạm phải những kiêng kỵ trong phong thủy.

1. Những kiểu thiết kế cầu thang đẹp cho nhà ống

Với mỗi loại không gian sinh hoạt, tùy vào không gian nhà, sở thích và kinh tế của gia chủ mà lựa chọn những thiết kế cầu thang đẹp, phù hợp. Đặc điểm của nhà ống thường là những ngôi nhà có diện tích hạn hẹp, đặc biệt là về chiều ngang, không gian chật hẹp, vì vậy cần lựa chọn những thiết kế cầu thang với hình dáng đơn giản, đơn sắc.

1.1. Cầu thang thẳng đơn giản

 

1.1. Cầu thang thẳng đơn giản

  • Cầu thang thẳng là kiểu cầu thang phổ biến nhất không chỉ được vận dụng nhiều cho các thiết kế nhà thông thường mà còn dành cho nhà ống. Thiết kế với hình dáng đơn giản, thẳng, độ dốc vừa phải với các chất liệu như gạch, gỗ, kính,…
  • Những thiết kế cầu thang thẳng thanh mảnh mang lại cảm giác thư thái và hài hòa cho không gian sinh hoạt của gia đình bạn, là một sự lựa chọn an toàn cho bất kỳ thiết kế nhà ống thấp tầng nào.

1.2. Cầu thang chữ L

 

1.2. Cầu thang chữ L

Nhà ống nhiều tầng rất thích hợp với thiết kế cầu thang chữ L, tuy giản đơn nhưng vẫn tạo điểm nhấn, đặc biệt là tính chất chắc chắn và an toàn cho người sử dụng. Khác với cầu thang thẳng, cầu thang chữ L cứ sau mỗi đoạn thẳng lại gập một góc 90 độ về hướng khác tùy theo nhu cầu xây dựng.

1.3. Cầu thang đổi chiều (chữ U)

1.3. Cầu thang đổi chiều (chữ U)

Sở dĩ gọi là cầu thang đổi chiều bởi mẫu cầu thang này nhìn chung có đặc điểm giống như cầu thang thẳng nhưng đến chiếu nghỉ thì gập 1 góc 180 độ hướng lên phía trên theo nhu cầu xây dựng. Những kiểu cầu thang nhà ống, nhà phố thường sử dụng kiểu cầu thang này bởi ưu điểm tiết kiệm không gian, dễ bố trí.

1.4. Cầu thang xoắn ốc

1.4. Cầu thang xoắn ốc

  • Nếu bạn đang tìm kiếm một thiết kế cầu thang đẹp cho nhà ống với tiêu chí hiện đại, cá tính và nổi bật thì đừng bỏ qua kiểu cầu thang xoắn ốc không bao giờ hết “hot” này. Không chỉ có ưu điểm tiết kiệm không gian một cách đáng kể, khá thoáng đãng và bắt kịp xu hướng hiện tại, mà thiết kế cầu thang này còn tạo nét nổi bật đặc biệt cho căn nhà của bạn.
  • Tuy nhiên, thiết kế cầu thang này không dành cho những gia đình có nhiều trẻ nhỏ hoặc người già vì việc lên xuống cầu thang không an toàn do thiết kế bậc thang xoáy từ trên xuống dưới.

1.5. Cầu thang uốn cong

 

1.5. Cầu thang uốn cong

  • Có thiết kế gần giống như cầu thang chữ L, nhưng cầu thang uốn cong không gập góc 90 độ mà uốn lượn một cách khéo léo, mang tính thẩm mỹ khá cao, lại thích hợp thiết kế để tiết kiệm diện tích cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp như nhà ống.
  • Chất liệu như inox, kim loại khá thích hợp cho những kiểu cầu thang như uốn cong hay xoắn ốc mềm mại.

1.6. Cầu thang gỗ

 

1.6. Cầu thang gỗ

Gỗ luôn là một sự lựa chọn tuyệt vời cho thiết kế nhà hiện đại, đặc biệt là những căn nhà ống theo phong cách Bắc Âu. Ưu điểm về tính thẩm mỹ của gỗ không còn gì để bàn cãi, lại bền đẹp và có thể sử dụng ở nhiều căn nhà khác nhau và không bao giờ bị lỗi thời, những mẫu cầu thang gỗ vì thế mà ngày càng được tin dùng trong thiết kế nhà ống.

1.7. Cầu thang kính

 

1.7. Cầu thang kính

Một trong những thiết kế cầu thang đẹp cho nhà ống hiện đại và tinh tế nhất có lẽ phải kể đến cầu thang từ kính cường lực. Việc sử dụng kính làm tay vịn cũng như bậc cầu thang giúp cho không gian dường như rộng ra gấp đôi, tạo cảm giác thoáng đãng, nhưng cũng khá an toàn bởi kính cường lực chịu lực tốt, chắc chắn.

2. Nguyên tắc thiết kế cầu thang cho nhà ống, nhà phố hẹp

 

2. Nguyên tắc thiết kế cầu thang cho nhà ống, nhà phố hẹp

Ngoài việc lựa chọn được mẫu cầu thang thích hợp với sở thích của bản thân cũng như thiết kế chung của căn nhà, thì thiết kế cầu thang đẹp cho nhà ống cũng cần phải theo một số quy tắc nhất định dưới đây để đảm bảo tính an toàn cũng như các yếu tố khác cho gia đình. Đảm bảo tính an toàn: Đây là nguyên tắc cần được đưa lên hàng đầu khi thiết kế, xây dựng cầu thang cho nhà ống. Tính an toàn ở đây bao gồm các tính toán về kích thước, chiều cao, chiều rộng bậc thang, khoảng cách giữa các bậc, độ cao của lan can,… Quy chuẩn về kích thước cầu thang trong đó độ rộng trung bình của cầu thang vào khoảng 75 – 120cm, chiều cao của bậc thang trung bình từ 24 – 27cm. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý che chắn cầu thang một cách thận trọng đối với những gia đình nhà có trẻ nhỏ, không để các bé tự ý leo trèo cầu thang mà không có sự giám sát của người lớn. Vị trí bố trí cầu thang: Hiện nay, các kiến trúc sư thường có xu hướng bày trí cầu thang ở vị trí ngăn giữa phòng khách và bếp thay vì cuối nhà như trước đây. Đây là một vị trí thích hợp để bố trí cầu thang, lại đảm bảo yếu tố thẩm mỹ mà không chiếm nhiều diện tích trong nhà. Tuy nhiên, vị trí tốt nhất để bố trí cầu thang cho nhà ống là sát gần tường, lệch so với cửa chính, điều này vừa tránh xung đột những luồng khí trong nhà đồng thời vẫn đảm bảo độ thông thoáng, ánh sáng tự nhiên và sự tiện ích khi sử dụng. Lựa chọn kiểu cầu thang phù hợp với thiết kế nhà: Với mỗi phong cách nhà ở, bạn nên lựa chọn kiểu cầu thang và chất liệu khác nhau cho thích hợp và “tông xuyệt tông” với các không gian trong nhà. Những thiết kế cầu thang thông thường trong kiến trúc nhà ở hiện nay là sử dụng kết cấu bê tông cốt thép với một mặt phẳng bằng bê tông và chia mặt bậc bằng gạch. Tuy nhiên, với những căn nhà phố mặt bằng nhỏ hẹp thì cầu thang nhẹ trở thành xu hướng thiết kế mới, thoả mãn được mọi yêu cầu như công năng sử dụng, thông thoáng, tiết kiệm chi phí. - Tận dụng gầm cầu thang: Vị trí trống dưới gầm cầu thang hoàn toàn có thể được sử dụng làm nơi chứa đề, đặt kệ ti vi, thậm chí thiết kế nhà vệ sinh, hay không gian làm việc, học tập, hoặc góc tiểu cảnh đầy sinh động.

3. Thiết kế cầu thang nhà ống đảm bảo yếu tố phong thủy

 

3. Thiết kế cầu thang nhà ống đảm bảo yếu tố phong thủy

Một trong những vấn đề rất quan trọng mà bạn cần quan tâm khi lựa chọn và thiết kế cầu thang cho nhà ống đó là yếu tố phong thủy, phải tránh những điều kiêng kỵ đem đến vận xui cho gia đình cũng như lưu ý những điều sau:
  • Không bố trí cầu thang nhà ống đối diện cửa ra vào hay nhà vệ sinh. Theo quan niệm phong thủy cửa ra vào là nơi dẫn khí của ngôi nhà còn nhà vệ sinh là nơi sinh ra những luồng uế khí không tốt cho gia đình.
  • Cầu thang nhà ống không nên đặt ở vị trí giữa nhà hoặc giữa phòng làm việc, theo phong thủy đây là hướng rất xấu, có thể hút cạn kiệt năng lượng tốt trong căn nhà.
  • Nguyên tắc thiết kế cầu thang theo phong thủy là những chiếc cầu thang càng giản đơn càng tốt, cũng như tránh những cách thiết kế quá cầu kì, khiến cho vượng khí không thể nào thông suốt được, nhà u ám, lạnh lẽo.
  • Không nên thiết kế chân cầu thang ở ngay cạnh cửa ra vào, hay phòng ngủ, như vậy sẽ tác động đến tiêu tán tài sản gia đình, khiến cho gia chủ mất lộc và gặp những  điều không tốt đến sức khỏe.
  • Khi thiết kế cầu thang, bạn cũng cần chú ý đến họa tiết bậc thang hay màu sắc, chất liệu cho phù hợp và an toàn hơn.
XEM THÊM

Giải Mã Thiết Kế Cầu Thang Cho Nhà Ống Dễ Hay Khó? 

Giải Mã Thiết Kế Cầu Thang Cho Nhà Ống Dễ Hay Khó? 

Giải Mã Thiết Kế Cầu Thang Cho Nhà Ống Dễ Hay Khó

Trong những năm gần đây, thiết kế cầu thang cho nhà ống luôn là sự lựa chọn hàng đầu của đa số các gia đình trong tình trạng diện tích đất ở ngày càng hạn hẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thiết kế được một kiểu cầu thang nhà ống đơn giản nhưng phù hợp với ngôi nhà của mình. Hãy để chúng tôi cung cấp cho bạn một vài mẹo nhỏ trong để giải quyết nỗi băn khoăn này nhé.

1. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng

  • Tính an toàn nên được đặt lên hàng đầu khi thiết kế cầu thang nhà ống bởi lối di chuyển này khá nguy hiểm đối với trẻ em và người lớn tuổi. Theo tiêu chuẩn thiết kế cầu thang hiện nay, những thanh bậc thang cần thiết kế to vừa vặn chân để khi di chuyển lên xuống một cách thuận tiện.

Đảm bảo an toàn cho người sử dụng

  • Hai phương án luôn song hành phía sau là tính thẩm mĩ và tiết kiệm diện tích không gian làm sao để hài hòa không gian. Nên thiết kế những bóng đèn ngay phía trên hoặc dưới cầu thang để lưu thông vào buổi tối không gặp khó khăn và luôn giữ bề mặt của bậc thang khô ráo sạch sẽ không trơn trượt.

Đảm bảo an toàn cho người sử dụng

2. Lựa chọn kiểu cầu thang phù hợp với diện tích nhà phố

Để thiết kế cầu thang cho nhà dạng ống hẹp thì khi thiết kế bạn phải tính toán đến 3 phương án: an toàn, thẩm mỹ, và tiết kiệm không gian. Tùy vào diện tích ngôi nhà lớn hay nhỏ, ta nên lựa chọn kiểu cầu thang phù hợp nhằm đảm bảo không gian rộng rãi, thoáng đãng của ngôi nhà. Đối với loại nhà ống, các kiểu cầu thang tiết kiệm diện tích sau chắc hẳn là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn cho gia chủ

Lựa chọn kiểu cầu thang phù hợp với diện tích nhà phố

  • Cầu thang chữ L: loại cầu thang có dáng đơn giản và tạo cảm giác chắc chắn. Điểm khác biệt là đến 1 đoạn sẽ gập 90 độ về một hướng để chuyển đến điểm mong muốn trên lầu.

Cầu thang chữ L

  • Cầu thang đổi chiều 180°: mẫu này thuộc về cùng một loại của cầu thang thẳng và cầu thang hình chữ L. Tuy nhiên điểm khác là đến một mức độ cao nào đó nó sẽ gập một góc 180 độ ngược hướng đi lên. Tiết kiệm diện tích hơn so với cầu thang thẳng, thích hợp với phần góc nhà hoặc để ngăn cách giữa các khu vực.
  • Cầu thang uốn cong: như cầu thang chữ L nhưng mang lại những giá trị thẩm mĩ cao hơn.

Cầu thang uốn cong

  • Cầu thang xoắn ốc: một trong những mẫu cầu thang đẹp 2019, đây là xu hướng thiết kế cho nhiều nhà dạng ống. Rất tiết kiệm diện tích, giữ cho không gian trong kiến trúc được thông thoáng và mang giá trị tạo hình cao.

Cầu thang xoắn ốc

  • Cầu thang thẳng: thiết kế hình dáng đơn giản, thường dùng cho các loại tầng thấp.

Cầu thang thẳng

2. Lựa chọn chất liệu cầu thang

Tùy theo phong cách, sở thích của mỗi gia đình mà sử dụng nhiều chất liệu cầu thang khác nhau như: gỗ, kính, inox, sắt,…
  • Cầu thang gỗ: Được sử dụng trong nhiều không gian khác nhau và ít bị lỗi thời. Các mẫu cầu thang gỗ đẹp cho nhà ống luôn là một lựa chọn lý tưởng bởi tính bền đẹp.

Cầu thang gỗ

  • Cầu thang kính cường lực: kính trong suốt giúp không gian thông thoáng, rộng mở hơn. Kính cường lực chịu lực khá, đẹp mắt, đảm bảo an toàn cho người dùng đồng thời cũng tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên giúp lan tỏa đều trong phòng.

Cầu thang kính cường lực

  • Cầu thang bằng kim loại (sắt, thép, inox,…): kim loại thích hợp cho kiểu cầu thang xoắn ốc hay có thanh tay vịn thẳng. Ngoài ra bạn có thể kết hợp thêm vật liệu bằng kính để tăng thêm vẻ sang trọng, hấp dẫn.

Cầu thang bằng kim loại (sắt, thép, inox,…)

MỌI CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG SQUARE

NGUYÊN TẮT VÀ CÁCH THIẾT KẾ CẦU THANG ĐẸP VẬN MAY VÀO NHÀ

NGUYÊN TẮT VÀ CÁCH THIẾT KẾ CẦU THANG ĐẸP VẬN MAY VÀO NHÀ

NGUYÊN TẮT VÀ CÁCH THIẾT KẾ CẦU THANG ĐẸP VẬN MAY VÀO NHÀ

Cầu thang là một yếu tố quan trong trong những ngôi nhà cao tầng. Cách thiết kế cầu thang đẹp hợp phong thủy góp phần mang đến may mắn cho nhà bạn.

Cầu thang được xem như tủy sống của ngôi nhà, nó kết nối các tầng với nhau. Chính vì thế, cầu thang được xem là phương tiện vận chuyển khí đi khắp ngôi nhà. Nếu cầu thang được thiết kế hợp phong thủy thì sẽ mang lại vượng khí tốt cho ngôi nhà, nếu không, nhiều hung khí sẽ bủa vây nhà bạn.

Do đó, vị trí và phương hướng xây dựng cầu thang cần phải tính toán rất tinh tế và cẩn thận. Dưới đây là những nguyên tắc phải nhớ khi thiết kế cầu thang trong nhà:

Những cấm kị khi xây cầu thang trong nhà:

 

Những cấm kị khi xây cầu thang trong nhà:

  • Cầu thang lao thẳng ra cửa chính.
  • Cầu thang xây có độ dốc cao.
  • Cầu thang xây chính giữa chia đôi căn nhà.
  • Cầu thang đặt đối diện với nhà vệ sinh.
  • Cầu thang đặt đối diện với bếp.
  • Cầu thang bị thiếu ánh sáng.

Những mẫu cầu thang trên sẽ khiến cho khí trong nhà không được thông thoáng và hơn hết, việc di chuyển trong nhà của các thành viên cũng không thuận tiện, dễ dàng. Cầu thang tối, độ dốc cao thường gây khó khăn cho những gia đình có trẻ em và người già.

Thiết kế cầu thang trong nhà như thế nào cho hợp phong thủy?

Không dùng loai cầu thang xoắn quanh cột

Không dùng loai cầu thang xoắn quanh cột

  • Cầu thang này sẽ tạo ra một luồng khí xoắn quanh cột, khiến dương khí bị xoắn lại hại gia chủ và người nam trong nhà. Tùy vị trí cầu thang với các phương vị của nhà mà hại gia chủ hoặc các thành viên khác trong nhà như: (Càn – Cha), (Khảm – Trung nam), (Chấn – Trưởng Nam), (Cấn – Thiếu nam), (Khôn – Mẹ), ( Ly – Trung nữ), (Tốn – Trưởng nữ), (Đoài – con út).
  • Vị trí xoắn của cầu thang ở gần khu vực phòng ngủ hay phòng làm việc của người nào thì khả năng gặp vận xui của người đó càng cao.

Không xây bâc cầu thang lên xuống hở

 

Không xây bâc cầu thang lên xuống hở

  • Trong thiết kế cầu thang phong thủy, cầu thang không được bị suy khí và phải đảm bảo tính chứa và dẫn khí. Hai bên bậc cầu thang phải có thành cầu thang để che chắn. Những cầu thang xây theo kiểu hiện đại như cầu thang xương cá, cầu thang không có thành chắn đều không tốt vì nó đã bị thoát hết khí.

Tránh đặt cầu thang giữa nhà

Căn nhà bao giờ cũng chia làm 9 cung. Phần giữa là trung cung hay còn gọi là biệt cung. Đặc biệt kiêng kị để đặt cầu thang tại đây. Bởi vì trung cung thuộc hành Thổ, sẽ bị cầu thang thuộc hành Mộc sẽ khắc với nhau theo quan niệm trong ngũ hành.

Tránh xây nhà vệ sinh ở gầm cầu thang

 

Thường cầu thang bao giờ cũng đặt vị trí tốt để thu hút dương khí

Thường cầu thang bao giờ cũng đặt vị trí tốt nhất để thu hút dương khí vận chuyển lên các tầng. Nhưng nếu đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, thì vô hình đã làm giảm mất cái tốt của cầu thang đó. Vì nhà vệ sinh trong một số trường hợp, dùng để yểm trấn những vùng khí trường xấu như Thiên Hình, Đại sát.

Vị trí đặt cầu thang :

Cụ thể tầng 1 cầu thang đặt ở đầu hành lang. Lên tầng 2- 3 thì cầu thang lại đặt cuối hành lang hoặc vị trí khác. Như vậy là không tốt làm cho khí trường bị đứt đoạn không thông suốt.

Thiết kế cầu thang hợp phong thủy và mang tính khoa học trong kiến trúc

Trong thiết kế cầu thang, ta phải biết phối hợp giữa kiến thức Phong thủy và khoa học kiến trúc cho thật hài hòa, mới đem lại cho người sử dụng những sự thuận tiện có ích và đúng nguyên tắc phong thủy.

Về phong thủy:

  • Cầu thang nên đặt nơi thoáng mát, sinh khí dồi dào.
  • Cầu thang luôn đi lên từ hướng tốt của gia chủ.
  • Cầu thang nên bố trí vào các cung : Âm quý nhân, Dương Quý Nhân, Thiên mã, Thiên Lộc, Đào Hoa. Tránh các cung có Thiên hình, Đại sát . Khi điểm cung thần sát cho ngôi nhà.
  • Trong Phong thủy, cầu thang còn được coi như khúc ruột trong cơ thể người. Bởi vậy tránh làm cầu thang đứt đoạn.

Thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân dụng

Thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân dụng

  • Chiều rộng của bản thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng ngày nay,cầu thang thường rộng từ 0,8 m đến khoảng 1,2m hoặc 1,5m
  • Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang phụ thuộc rất lớn vào chiều cao nhà, và quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang,được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang).Trong các công trình kiến trúc,độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm,chiều rộng tương ứng từ 250 đến 300 mm.
  • Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được bé hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
  • Chiều cao của lan can: không liên quan đến độ dốc hay chiều rộng của cầu thang, chiều cao tiêu chuẩn của lan can từ mặt bậc lên tới tay vị của lan can là 900 mm, không được thấp hơn 80mm.
  • Số bậc cầu thang : có thể ứng dụng 1 trong 2 phương pháp sau:
    • Số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Thông thường tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ như 21, 19, 17 … Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.
    • (Ghi nhớ công thức: 4*n + 1 = số bậc)
  • Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác. Cầu thang càng dài thì khí càng yếu. Số bậc cầu thang mỗi tầng phải chia hết cho 4 và dư 1.
  • Tham khảo những đặc điểm về thiết kế cầu thang trên đây trước khi xây nhà để bạn và kiến trúc sư đưa ra đươc những kiểu thiết kế tốt nhất trước khi khởi công.
XEM THÊM

8 Ý Tưởng Thiết Kế Cầu Thang Cho Nhà Hẹp Thêm Độc Đáo

8 Ý Tưởng Thiết Kế Cầu Thang Cho Nhà Hẹp Thêm Độc Đáo

8 Ý Tưởng Thiết Kế Cầu Thang Cho Nhà Hẹp Thêm Độc Đáo

Những ngôi nhà có diện tích chật hẹp, kiểu thang truyền thống sẽ rất cồng kềnh và chiếm diện tích lớn. Một chút sáng tạo trong thiết kế cầu thanh cho nhà hẹp sẽ giúp bạn có một chiếc cầu thang phù hợp và tiện nghi.

1. Bậc thang và tủ sách

  • Xưa rồi cái thời “Cầu thang chỉ là cầu thang”. Các nhà thiết kế hiện đại còn kết hợp chuẩn đẹp cầu thang với giá sách. Không gian trống phía dưới các bậc thang là nơi tuyệt vời để cất giữ những cuốn sách của gia đình.

Bậc thang và tủ sách

  • Sử dụng loại cầu thang này giúp bạn vừa có cầu thang sử dụng, vừa tiết kiệm được diện tích bày tủ sách.

2. Cầu thang và tủ đựng đồ

Cầu thang và tủ đựng đồ

  • Một căn phòng be bé sẽ trở nên gò bó nếu bừa bộn đồ đạc. Kết hợp tính năng tủ đựng đồ với cầu thang chính là cách tăng diện tích đựng đồ. Có thể thiết kế mỗi bậc là một tủ đựng nhỏ hoặc cả cầu thang là một chiếc tủ lớn để đựng các vật dụng to.

3. Cầu thang tàng hình

Cầu thang tàng hình

  • Chiếc cầu thang được đơn giản tối đa chỉ với các miếng kính gắn vào tường. Bạn sẽ có cảm giác đang bay lên vì các bậc thang hoàn toàn được làm từ kính cường lực trong suốt.Thiết kế siêu thực phối hợp với cách bố trí đèn LED khiến không gian trở nên rộng rãi và sáng sủa hơn rất nhiều

4. Cầu thang biến mất

Cầu thang biến mất

  • Đây là loại thang thông minh được tích hợp với nội thất, có thể kéo ra khi sử dụng. Kiểu hình này rất thích hợp cho diện tích nhỏ, sử dụng gác xép. Nó tạo thêm khoảng trống cho căn phòng mà vẫn di chuyển lên được các nơi cao. Tuy nhiên, khuyết điểm của loại cầu thang này là rất khó để thi công vì đòi hỏi trình độ cao trong thiết kế.

5. Cầu thang theo phong cách Ma rốc

  • Cầu thang luôn chiếm một góc tương đối lớn trong diện tích tổng thể của căn phòng. Chiếc kệ đựng đồ được thiết kế thông với cầu thang không chỉ để sắp xếp đồ vật như sách, băng đĩa nhạc… mà còn là tay vịn vững chắc cho những người già khi cần đi lên, xuống.

Cầu thang theo phong cách Ma rốc

  • Chiếc kệ đựng đồ màu trắng nổi bật hơn trên nền nhà và cầu thang màu gỗ tự nhiên sẽ góp phần nâng cao tính thẩm mỹ cho căn phòng của bạn.

6. Cầu thang “ruy băng”

Cầu thang “ruy băng”

  • Những bậc thang kiểu “ruy băng” này là sự chọn lựa tuyệt vời cho những căn phòng hẹp bởi độ dốc của nó lớn hơn nhiều cầu thang truyền thống nên ít tốn diện tích. Tuy nhiên, bề mặt bậc thang vẫn rộng rãi đủ để bạn bước đi thoải mái. Chắc chắn thiết kế đặc sắc này sẽ là một điểm nhấn trong căn phòng của gia đình.

Cầu thang “ruy băng”

7. Cầu thang lơ lửng

Cầu thang lơ lửng

  • Loại cầu thang có các bậc thang nổi như một dòng suốt mềm mại vắt ngang căn nhà, không khiến kiến trúc tổng thể bị phá vỡ mà đem lại cảm giác thoáng mát bởi ánh nắng có thể xuyên qua từng bậc thang vào trong nhà.

8. Cầu thang xoắn ốc

  • Cầu thang “xoắn ốc” vừa đẹp khi đặt vào một góc nhỏ, tạo lối đi mềm mại dẫn lên tầng trên mà gần như không chiếm diện tích gì trong phòng.

Cầu thang xoắn ốc

  • Phối màu cầu thang “tone-sur-tone” với các nội thất khác sẽ nâng cao tính thẩm mỹ cho căn nhà của bạn.

MỌI CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG SQUARE

CÁCH BỐ TRÍ CẦU THANG TRONG NHÀ HỢP CÔNG NĂNG PHONG THỦY

CÁCH BỐ TRÍ CẦU THANG TRONG NHÀ HỢP CÔNG NĂNG PHONG THỦY

CÁCH BỐ TRÍ CẦU THANG TRONG NHÀ HỢP CÔNG NĂNG PHONG THỦY

Cầu thang không đơn thuần là lối dẫn lên các tầng cao trong nhà, cầu thang còn góp phần tạo nên nét đẹp nội thất và đóng vai trò quyết định cho sinh khí trong ngôi nhà. Do đó, cầu thang phải được thiết kế sao cho rộng rãi, thông thoáng và không bị gò bó. Cầu thang được xem như một con đường nối giữa không gian sàn nhà và tầng trên. Do đó cách bố trí cầu thang trong nhà thiết kế là vấn đề được đặt ra là lựa chọn các thiết kế cầu thang đẹp, phù hợp để làm nổi bật lên điểm nhấn cho căn nhà để không gian sống của gia đình bạn có thể hoàn hảo nhất.

1. Tính an toàn.

 

Nguyên tắc đầu tiên trong việc thiết kế cầu thang để đảm bảo an toàn

  • Nguyên tắc đầu tiên trong việc thiết kế cầu thang để đảm bảo an toàn cho người sử dụng là chiều cao của bậc thang cũng như chiều rộng cầu thang phải theo đúng yêu cầu khi thiết kế. Theo như tiêu chuẩn áp dụng cho nhà của người Việt Nam, thì độ rộng trung bình của cầu thang thường được bố trí là từ 75 – 120 cm và chiều cao của cả cầu thang là 16-19cm. Đối với các bậc thang thì độ rộng trung bình của một bậc là 24 – 27 cm. Đối với những công trình cao cấp hoặc biệt thự, độ rộng của cầu thang có thể từ 1,5m trở lên. Với kích thước tiêu chuẩn đó, cầu thang sẽ không quá dốc và hẹp, người đi lại sẽ thoải mái, không bị mất sức. Chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn, kích thước chuẩn khoảng 90cm.
  • Chiếu nghỉ, theo đúng như tên gọi của nó, là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang. Trong thiết kế kiến trúc, chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại. Chiếu nghỉ thường được bày trí ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác dễ chịu và cũng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang. Đối với những cầu thang dành cho nhà có diện tích nhỏ bạn có thể tùy chỉnh vị trí của chiếu nghỉ cho phù hợp, nhưng cần chú ý nên đặt chiếu nghỉ ở những bậc lẻ.
  • Ngoài ra, trong kiến trúc nhà ở hiện đại, kiến trúc sư thường thiết kế cầu thang kết hợp cùng giếng trời làm cho cầu thang thêm thoáng mát, rộng rãi và sáng sủa hơn…Điều này không chỉ giúp làm đẹp thêm ngôi nhà mà còn khiến khí lưu thông từ tầng một lên các tầng trên trong nhà được thông suốt. Kết hợp giếng trời và cầu thang.

2. Tiết kiệm không gian.

Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn

  • Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Để tiết kiệm diện tích, phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách… giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian sống của bạn. 
  • Đa số các gia đình thường sử dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh, nơi chứa đồ, đặt giá sách, kệ tivi… để sử dụng hết khoảng gian thường được coi là không gian chết này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể biến khoảng không gian này thành một điểm nhấn thú vị trong nhà. Một vườn khô nhỏ xinh trải sỏi trắng kết hợp với những bát hoa nhỏ sẽ khiến khu vực gầm cầu thang của nhà bạn thêm sống động và tràn đầy sức sống. Cũng với cách trang trí như khu vườn khô nhỏ xinh này, bạn có thể bố trí những bát hoa hoặc chậu cây nhỏ; những con giống bằng sành, sứ, gỗ… theo dọc lối lên của mỗi bậc cầu thang, làm tôn thêm nét duyên dáng của những đường cong trên chiếc cầu thang của gia đình.

3. Vấn về về số bậc của cầu thang? Chọn số bậc thang theo phong thủy.

Vấn về về số bậc của cầu thang? Chọn số bậc thang theo phong thủy.

  • Người Việt từ xưa đến nay đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Phật giáo trong mọi vấn đề của cuộc sống. Việc chọn lựa số bậc của cầu thang cũng phải đảm bảo theo nguyên tắc đó, số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Từ đó, tổng số bậc cầu thang thường là bậc lẻ điều này không chỉ đảm bảo thuận tiện về sinh hoạt mà khiến cho chúng ta có cảm giác thư thái, thoải mái trong ngôi nhà của mình.
  • Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường. Số lượng bậc thang được nhiều hay ít tùy theo không gian của từng nhà, tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo số bậc theo quan niệm cổ truyền: sinh, lão, bệnh, tử. Như vậy, số bậc thang phải chia hết cho 4 và cộng thêm 1 hoặc 2. (Ví dụ: cầu thang thường gồm 17, 18 bậc hoặc 21, 22 bậc). Trong hầu hết  kiến trúc nhà ở hiện nay, độ rộng của cầu thang thường từ 0,9 m đến khoảng 1,2 m

4.  Vị trí hợp lý đặt cầu thang

Không chỉ tạo lối lên tầng, cầu thang còn được thiết kế nhằm tạo dáng cho căn nhà

  • Không chỉ tạo lối lên tầng, cầu thang còn được thiết kế nhằm tạo dáng cho căn nhà. Cầu thang là một trong những chi tiết quan trọng góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp nội thất của mỗi ngôi nhà. Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc hiện nay, độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm và chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300 mm. Chiều rộng của chiếu nghỉ không được bé hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
  • Dựa vào hình dáng, có thể chia làm hai loại cầu thang chính là cầu thang thẳng và cầu thang tròn. Lựa chọn kiểu thang nào tùy thuộc vào vị trí và thế đất của ngôi nhà. Thang thẳng thiết kế đơn giản nhưng chiếm khá nhiều diện tích và khó sắp đặt. Thang thẳng có thể là thang đổi chiều 180 độ hoặc thang hình chữ L đổi chiều 90 độ ở phần chiếu nghỉ.
  • Cầu thang thẳng được hiểu là kiểu thang một đợt, hai đợt hay ba đợt, giữa mỗi đợt có bố trí chiếu nghỉ hợp lý. Bên cạnh đó, ngay đầu cầu thang mỗi tầng phải bố trí các hành lang giao thông, vì thế kiểu cầu thang này thường chiếm nhiều diện tích và tạo ra nhiều khoảng không gian tối.
  • Cầu thang được tạo ra một tư thế khoẻ mạnh, vững chắc và duyên dáng. Vì cầu thang đảm bảo giao thông theo chiều đứng nên vị trí của thang phải được bố trí để đảm bảo và liên hệ với các không gian chức năng từ thang đế để từ đó có sự liên hệ với các tầng. Do đó, cầu thang nên được thiết kế ở vị trí trung tâm của ngôi nhà là tốt nhất.
  • Cầu thang theo quan niệm phong thủy chính là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn ngôi nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng, và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà vị trí của cầu thang được bố trí một cách khác nhau. Cầu thang được xem là hợp cách khi nó dựa vào vách trái (vách Thanh Long) của ngôi nhà. Vách này phải đủ sáng để tạo khí lực. Theo quan niệm của người xưa, cầu thang sẽ tốt nhất nếu được uốn lượn hình long bàng (rồng cuộn).Từ bên trái ngôi nhà, cầu thang có thể bẻ hình chữ L để đi lên trên. Nếu nhà nhiều tầng, trật tự bố trí và vị trí cầu thang của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ từ tầng 1.
  • Những điều nên tránh khi thiết kế cầu thang:
    • Cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính.
    • Cầu thang không nên hướng thẳng vào bếp dù ở tầng nào.
    • Cầu thang không nên đi thẳng vào cửa nhà vệ sinh.
    • Cầu thang không đặt ở trung cung.
    • Hạn chế bố trí cầu thang trước mặt tiền nhà.
XEM THÊM

CHỌN HƯỚNG CẦU THANG TRONG NHÀ ĐẸP THEO PHONG THỦY

CHỌN HƯỚNG CẦU THANG TRONG NHÀ ĐẸP THEO PHONG THỦY

CHỌN HƯỚNG CẦU THANG TRONG NHÀ ĐẸP THEO PHONG THỦY

Cầu thang không chỉ là con đường tiếp nối các tầng lầu với nhau mà còn là con đường lưu thông các nguồn khí, đặc biệt là tài lộc. Vì vậy, hướng cầu thang trong nhà đẹp và vị trí cầu thang đẹp hay xấu có ảnh hưởng rất lớn tới vận tài lộc của gia chủ. Cầu thang nên đặt ở cát vị, tránh đặt ở đại hung.

1. Chọn vị trí cầu thang đẹp, tránh rủi ro, bất lợi

  • Cầu thang nên đặt ở vị trí Thanh Long (bên trái), không nên đặt ở vị trí Bạch Hổ (bên phải).
  • Cầu thang là nơi người thường xuyên đi qua đi lại, do đó tạo nên các nguồn khí động. Thiết kế cầu thang ở vị trí Thanh Long, bất kể là trong nhà hay ngoài trời đều đem đến nhiều thuận lợi, may mắn. Nhưng thiết kế cầu thang ở vị trí Bạch Hổ thì sự nghiệp của nam chủ nhân có phần yếu đuối, dễ phát sinh những chuyện thương tổn ngoài ý muốn hoặc mọi người trong nhà khắc khẩu với nhau. Bởi Bạch Hổ là vị trí kỵ động.

Chọn vị trí cầu thang đẹp, tránh rủi ro, bất lợi

  • Cầu thang nên đặt ở vị trí Chu Tước (phía trước), không nên đặt ở Huyền Vũ (phía sau). Chu Tước nên động, Huyền Vũ nên tĩnh. Trong nhà, vị trí Huyền Vũ được coi là kháo sơn (chỗ dựa vững chắc), đây là nơi Tam tinh Phúc Lộc Thọ trị vì. Nếu đặt cầu thang ở vị trí này chẳng khác gì đã phạm điều cấm kị, khiến tiền tài bị tiêu tán.
  • Cầu thang nên dựa vào tường, không nên đặt ở chính giữa nhà. Nếu đặt cầu thang ở vị trí trung tâm nhà đồng nghĩa với việc nhà bị chia làm hai. Bố cục này khiến gia đình bị họa thị phi đe dọa. Không chỉ thế mối quan hệ giữa mọi người nảy sinh mâu thuẫn, xung đột, khắc khẩu.
  • Cầu thang không nên đối diện cửa chính hay thang máy để tránh tại họa mất tiền. Vì nếu các luồng khí có luồng khí hung từ cửa chính và thang máy đi vào gặp ngay cầu thang sẽ truyền đi khắp các không gian bên trong nhà. Trong trường hợp này phải tìm cách hóa giải cửa chính đối diện thang máy, hóa giải cửa chính đối diện cầu thang
  • Trên đây là những vị trí nên đặt cầu thang trong nhà. Để xác định vị trí cầu thang đẹp nhất cần căn cứ vào Tứ linh và phương vị bài trí phòng ốc. Bên cạnh đó, gia chủ có thể dựa  vào hướng nhà để tìm ra hướng cầu thang đẹp.

Chọn hướng cầu thang đẹp, tài vận hanh thông

Bên dưới đây là các hướng tài lộc cho gia đình bạn

Bên dưới đây là các hướng tài lộc cho gia đình bạn

  • Nhà ở tọa Bắc hướng Nam, hướng cầu thang đẹp nhất là hướng Đông.
  • Nhà ở tọa Nam hướng Bắc nên bài trí cầu thang ở hướng Tây.
  • Nhà tọa Đông hướng Tây có thể đặt cầu thang ở hướng Tây Nam.
  • Nhà tọa Tây hướng Đông có thể đặt cầu thang ở hướng Đông Bắc.
  • Nhà tọa Đông Nam hướng Tây Bắc thì nên đặt cầu thang ở hướng Tây.
  • Nhà tọa Tây Bắc hướng Đông Nam thì cầu thang nên đặt ở hướng Đông.
  • Nhà tọa Đông Bắc hướng Tây Nam nên đặt cầu thang ở hướng Nam.
  • Nhà tọa Tây Nam hướng Đông Bắc thì nên đặt cầu thang ở hướng Bắc.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý điều này nhé!

 

Tuy nhiên cũng cần lưu ý điều này nhé!

  • Tuy nhiên, không nên đặt cầu thang ở hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam sẽ gây bất lợi cho gia chủ. Hơn nữa, tình cảm vợ chồng cũng bị ảnh hưởng, các thành viên trong gia đình thờ ơ với nhau. Thậm chí, gia chủ sẽ bị hạn chế và có thể phát triển được sự nghiệp. Vì vậy, gia chủ nên cân nhắc khi có ý định bài trí cầu thang ở hai hướng này.
  • Nếu không muốn gia chủ gặp nhiều bất lợi thì gia chủ nên xem xét kỹ lưỡng việc chọn vị trí và hướng cầu thang. Chọn được hướng cầu thang đẹp thì tài vận hanh thông, gia đình hạnh phúc.
  • Ngoài chọn hướng, cầu thang còn cần phải có số bậc cầu thang thích hợp. Điều này mới khó và nó khiến nhiều gia chủ thực sự rất băn khoăn trong quá trình thi công. Do đó nếu chưa biết làm thế nào, bạn có thể đọc thêm hướng dẫn cách xây bậc cầu thang theo phong thủy.
XEM THÊM

THIẾT KẾ CẦU THANG CHO NHÀ HẸP CẦN ĐÚNG PHONG THỦY MỚI TỐT

THIẾT KẾ CẦU THANG CHO NHÀ HẸP CẦN ĐÚNG PHONG THỦY MỚI TỐT

THIẾT KẾ CẦU THANG CHO NHÀ HẸP CẦN ĐÚNG PHONG THỦY MỚI TỐT

  • Nếu bạn đã có kế hoạch bố trí và thiết kế cầu thang cho nhà hẹp hoặc văn phòng nhà bạn, hãy tham khảo một số phương pháp sau để cân bằng năng lượng phong thủy.
  • Cầu thang thực ra không phải là một dấu hiệu phong thủy xấu, nhưng một số cách bố trí có thể khiến cầu thang trở thành một yếu tố gây ra phong thủy xấu trong nhà. Nếu bạn dự định xây một ngôi nhà nhiều tầng, bạn cần thiết kế cầu thang đúng không nào?
  • Cầu thang và phòng tắm đều được coi là những dấu hiệu phong thủy xấu trong nhà, tuy nhiên cả hai đều rất cần thiết và đều đóng góp năng lượng phong thủy trong nhà. Và điều bạn quan cần chú ý nhất chính là làm sao để có được một chiếc cầu thang tạo ra được nguồn năng lượng tốt. Tùy thuộc vào luồng năng lượng trong một ngôi nhà cụ thể - như năng lượng từ sàn - từ trần để có thể bố trí được nơi đặt cầu thang. Khi bố trí một chiếc cầu thang, gia chủ cần để tâm đến những yếu tố như sau:

Các vị trí cầu thang nên tránh:

 

Các vị trí cầu thang nên tránh:

  • Cầu thang đối diện với cửa ra vào.
  • Cầu thang đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà, văn phòng.

Thiết kế cầu thang cần tránh:

Thiết kế cầu thang cần tránh:

  • Cầu thang có lan can bằng kim loại hoặc lan can có chất liệu không thích hợp với bản mệnh của gia chủ.
  • Cầu thang có thiết kế xoắn ốc đặt ở ngay trung tâm nhà (đặc biệt là cầu thang làm bằng chất liệu kim loại).
Bởi vì năng lượng phong thủy của cầu thang là một nguồn năng lượng bất ổn, lên xuống liên tục, bạn cần tạo ra nguồn năng lượng cân bằng và bền vững hơn.

Một số cách trang trí gần cầu thang để tạo ra năng lượng phong thủy tốt:

 

Một số cách trang trí gần cầu thang để tạo ra năng lượng phong thủy tốt:

  • Trang trí các bức tường xung quanh cầu thang với các hình ảnh, vật trang trí trực quan.
  • Lưu ý chọn màu sắc và chất liệu phù hợp với bản mệnh của từng chủ nhà.
  • Bố trí nhiều nguồn sáng gần cầu thang để cân bằng năng lượng. Bạn có thể thể chọn một chiếc đèn chùm lớn hoặc một số tranh treo tường đẹp, thích hợp với thiết kế trong ngôi nhà.
  • Hãy làm căn phòng nhà bạn rộng hơn bằng những loại cây xanh và chậu cây có kiểu dáng hợp thẩm mỹ. Nếu bản mệnh của bạn hợp với yếu tố phong thủy nước, bạn nên đặt thêm một chiếc gương hoặc một đài phun nước nhỏ gần nơi thiết kế cầu thang.
XEM THÊM

MÁCH BẠN MỘT SỐ CÁCH XÁC ĐỊNH HƯỚNG CẦU THANG NHÀ MÌNH

MÁCH BẠN MỘT SỐ CÁCH XÁC ĐỊNH HƯỚNG CẦU THANG NHÀ MÌNH

MÁCH BẠN MỘT SỐ CÁCH XÁC ĐỊNH HƯỚNG CẦU THANG NHÀ MÌNH

Cầu thang không chỉ để kết nối các tầng với nhau mà nó còn mang ý nghĩa phong thủy. Thiết kế cầu thang theo hướng nào hợp phong thủy với gia đình và tạo cho ngôi nhà khí chất tốt đẹp. Sau đây là một số cách xác định hướng cầu thang bạn có thể lưu ý.

Thế nào là hướng cầu thang

 

Thế nào là hướng cầu thang

  • Cầu thang là xương sống của ngôi nhà, giúp kết nối các bộ phần của ngôi nhà lại với nhau. Hơn nữa, cầu thang còn là nơi dẫn luồng khí đi khắp ngôi nhà của bạn. Cầu thang cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn phải phù hợp phong thủy. Hướng cầu thang hợp phong thủy sẽ mang lại điều tốt đẹp, tài lộc, sức khỏe, may mắn cho gia chủ.
  • Hướng cầu thang là hướng của tất cả các bậc từ bậc 1 đến bậc cuối cùng của cầu thang, bao gồm cả chiếu nghỉ. Khi nói về hướng cầu thang, ta sẽ tính hướng theo chiều đi từ trên xuống, tọa hướng sẽ được lấy là hướng đối diện.

Một số lưu ý khi thiết kế hướng cầu thang trong nhà

Một số lưu ý khi thiết kế hướng cầu thang trong nhà

  • Không được thiết kế hướng của các mẫu cầu thang thẳng cửa chính: đặt hướng thẳng cửa chính sẽ tạo ra luồng xung khí không tốt cho ngôi nhà. Trường hợp không gian nhà hạn chế không thể đặt hướng khác thì nên để bức bình phong hoặc tủ hoặc vật gì đó chắn giữa cầu thang và cửa chính.
  • Không được thiết kế hướng cầu thang thẳng cửa bếp, cửa nhà vệ sinh: nó cũng đem lại luồng xung khí bất hảo cho ngôi nhà.
  • Cầu thang phải bằng phẳng, không lồi lõm.
  • Không đặt cầu thang ở phần trung tâm trung cung.
  • Nhà vệ sinh không nên thiết kế bên dưới cầu thang.
  • Trong gầm cầu thang không nên đặt bể cả hay hòn non bộ.
  • Không trải thảm đỏ cho cầu thang.

Các hướng cầu thang tốt

Hướng cầu thang tốt như:

  • Hướng Đông: là hướng đón ánh sáng mặt trời đầu tiên trong ngày, hướng đông biểu tượng cho sức khỏe dồi dào, sung túc.
  • Hướng Tây Nam: biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu, bền lâu, viên mãn.
  • Hướng Đông Nam: biểu tượng cho sự giàu sang phú quý, tiền tài, sung túc,
  • Trong trường hợp bạn không thể chọn hướng cầu thang tốt cho ngôi nhà của bạn, bạn có thể khắc phục bằng cách gắn thêm năng lượng cho cầu thang và cho các phòng, thông phòng.
  • Bạn muốn được tư vấn thêm về hướng cầu thang, lắp đặt cầu thang, hãy gọi cho SQUARE để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm làm cầu thang từ kính, nhôm kính thẩm mỹ và an toàn.
XEM THÊM  

KÍCH THƯỚC CẦU THANG CHUẨN, THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ CẦU THANG

KÍCH THƯỚC CẦU THANG CHUẨN, THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ CẦU THANG

KÍCH THƯỚC CẦU THANG CHUẨN, THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ CẦU THANG

Không chỉ tạo lối lên tầng, cầu thang còn được thiết kế để tạo nên dáng vẻ cho căn nhà. Cầu thang là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm đẹp thêm nội thất của mỗi ngôi nhà. Vậy, kích thước cầu thang chuẩn là bao nhiêu? Khi thiết kế cầu thang thì lưu ý đến những thông số cơ bản nào? Bài viết này chúng tôi sẽ đem đến bạn đọc những thông tin cần thiết và hữu hiệu.

Kích thước cầu thang tiêu chuẩn

 

Kích thước cầu thang tiêu chuẩn

Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang có kích thước chuẩn thường rộng từ 0.9m đến khoảng 1.2m (đối với nhà lô phố) và 1.5m hoặc lớn hơn đối với những công trình nhà ở cao cấp, biệt thự… Cầu thang là nơi liên kết giữa các tầng trong căn nhà, nó phải được đặt ở nơi thông thoáng, và cung “lành” hướng tốt. Một cầu thang được xem là có kích thước cầu thang tiêu chuẩn phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn:
  • Chiều cao của cầu thang Chiều cao cầu thang phụ thuộc khá nhiều vào chiều cao thông thủy của ngôi nhà. Với nhà dân bình thường, chiều cao của thang thường là 3,6m và số bậc là 24. Chiều cao thông thường của thang là 3,6m. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào độ cao thông thủy của căn nhà bạn.
  • Độ rộng của một vế thang Độ rộng để một người có thể đi lại thoải mái là 60cm. Tuy nhiên đối với gia đình, thang nên có chiều rộng của một vế tối thiểu là 90cm. Điều này sẽ đảm bảo bạn hay ai đó trong gia đình sẽ thoải mái đi lại và cũng thuận lợi khi bạn muốn mua sắm đồ nội thất cần lắp đặt tại nhà.
  • Chiều rộng mặt bậc Đây là diện tiếp xúc của bàn chân với thang. Chiều rộng của nó tối thiểu là 25cm. Đối với nhà dân, kích thước này không nên rộng quá 30cm bởi sẽ ảnh hưởng tới chiều dài thang và độ dốc của thang.
  • Độ cao cổ bậc Để một người có thể bước lên, xuống một cách thoải mái. Độ cao cổ bậc thường có giá trị trong khoảng 15- 18cm. Nếu cao hơn 18cm, bạn sẽ rất dễ bị mỏi mệt khi leo thang, hoặc nguy hiểm hơn nếu bị té ngã.
  • Độ cao của lan can, tay vịn Chiều cao an toàn cho cả người lớn và trẻ em là 1,1m. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, 85cm đến 90cm là những con số có thể chấp nhận được.
  • Gờ của mặt bậc Đây là phần chìa ra của mỗi mặt bậc, nó có tác dụng thẩm mỹ và dẫn lưu nước tránh để nước đọng trên mặt bậc thang. Độ nhô ra hợp lý của bộ phần này là 2cm.
  • Chiếu nghỉ Để tránh bị mất quá nhiều sức lực khi di chuyển lên cao, bạn nên bố trí chiếu nghỉ. Cứ 11 bậc bạn nên bố trí 1 chiếu nghỉ, độ rộng tối thiếu của một chiếu nghỉ là 90cm. Độ rộng tối thiểu của chiếu nghỉ cầu thang thường bằng độ rộng một vế thang và tối thiểu là 90cm
  •  Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Chiều cao và chiều rộng của bậc thang có quan hệ mật thiết với khoảng rộng bước đi. 

Vị trí hợp lý đặt cầu thang

 

Vị trí hợp lý đặt cầu thang

  • Khi thiết kế các mẫu cầu thang, chủ nhà và các kiến trúc sư không chỉ bận tâm đến kích thước cầu thang tiêu chuẩn mà còn luôn chú ý để tâm đến vị trí đặt cầu thang sao cho hợp lý. Cầu thang đóng vai trò quan trọng như xương sống của cơ thể, dẫn luồng khí qua cầu thang từ tầng 1 lên các tầng và các phòng, mang lại không khí tốt lành cho toàn phần trên của ngôi nhà.

Ưu điểm khi sử dụng cầu thang kính cường lực

Ưu điểm khi sử dụng cầu thang kính cường lực

  • Cầu thang kính cường lực được ưu chuộng bởi kiểu dáng sang trọng, hiện đại, được cấu thành bởi những tấm kính cường lực trong suốt có khả năng chịu lực cao mang lại một không gian rộng rãi, thoáng mát bớt nặng nề trong ngôi nhà, tạo cảm giác thanh thoát, sang trọng, quý phái...thay cho những thanh chắn, tay vịn cầu thang bằng gỗ hoặc sắt đơn thuần...
  • Không chỉ tôn lên vẻ đẹp tươi mới, hiện đại, sự thanh thoát cho ngôi nhà mà cầu thang kính cường lực còn là giải pháp thông minh trong việc thiết kế và trang trí những căn hộ có không gian hẹp.

Hiệu quả sử dụng:

  • Kính cường lực an toàn là sự lựa chọn hoàn hảo cho các công trình xây dựng và trang trí nội thất, đặc biệt là những nơi cần có độ an toàn và tính chịu lực cơ học cao. Chịu uốn ứng dụng cho các khung kính cong như vách kính ường lực, mái kính. Chịu nén dùng làm sàn kính bể bơi kính...

Độ bền cơ học:

  • Kính cường lực có tính chịu lực cao gấp 5 lần so với kính nổi thường cùng loại và cùng độ dày. Độ bền này là do ứng suất lên bề mặt kính được ép lại làm cho các mạch liên kết cực nhỏ kết hợp với nhau tạo thành liên kết chắc chắn hơn, giúp cho kính cường lực chịu được rung chấn, sức gió lớn và va đập mạnh.

Tính chịu sốc nhiệt:

  • Kính cường lực có khả năng chịu đựng được những thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ cao gấp 3 lần so với kính thường. Kính thường là vật liệu giòn, bị vỡ ngay cả khi chịu áp lực căng kéo thấp nhất. Áp lực căng kéo tác động lên bề mặt có thể do tấm kính bị uốn cong hay do thay đổi nhiệt độ. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ khoảng 40 - 50 độ C đủ để làm kính thường vỡ nhưng kính cường lực có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột lên tới 150 độ C mà không bị vỡ. Điều này là hết sức quan trọng đối với kính kiến trúc dùng ở mặt tiền, đặc biệt là ở các khu mắt cửa.

Khả năng chịu nhiệt cao:

  • Kính cường lực có khả năng chịu nhiệt cao và không bị biến dạng trong điều kiện nhiệt độ lên đến 295 độ C. Với tính năng này, cầu thanh kính cường lực là lựa chọn được sử dụng nhiều

Lưu ý khi thiết kế kích thước cầu thang tiêu chuẩn

 

Lưu ý khi thiết kế kích thước cầu thang tiêu chuẩn

  • Cầu thang là nơi khí khởi phát để tiếp dẫn lên hay xuống lầu, cũng chính là nơi luân lưu di động của khí. Vì vậy, nếu cầu thang mở tại những cung tốt thì các tầng trên được tốt. Ngược lại, nếu cầu thang mở tại những cung xấu thì các tầng trên phải chịu xấu.
  • Khu vực cầu thang phải có đủ ánh sáng, điều này sẽ thu hút nhiều sinh khí dẫn lên các tầng. Nếu cầu thang hẹp, bạn hãy treo một tấm gương lớn để có tác dụng mở rộng cầu thang về yếu tố phong thuỷ. (Xem thêm số bậc cầu thang bao nhiêu là chuẩn?
  • Bậc cầu thang phải hoàn toàn kín, liền nhau, không có lỗ hổng giữa các bậc. Điều này bảo đảm rằng, tiền bạc của gia đình sẽ không bị thất thoát. Vì vậy, nếu cầu thang trong nhà có lỗ hổng ở giữa các bậc, hãy dùng ván gỗ chấp vá chúng lại.
XEM THÊM

Bí Quyết Sở Hữu Kiểu Cầu Thang Nhà Ống Tiết Kiệm Diện Tích 

Bí Quyết Sở Hữu Kiểu Cầu Thang Nhà Ống Tiết Kiệm Diện Tích 

Bí Quyết Sở Hữu Kiểu Cầu Thang Nhà Ống Tiết Kiệm Diện Tích

Đối với các hộ gia đình có không gian ngôi nhà chật hẹp thì việc lựa chọn các kiểu cầu thang nhà ống tiết kiệm diện tích chính là một trong những giải pháp giúp căn nhà thêm thoáng đãng, rộng rãi. Nếu bạn vẫn không biết làm thế nào để thiết kế được một chiếc cầu thang nhỏ gọn cho ngôi nhà vốn đã thiếu thốn không gian của mình thì hãy thử tham khảo và áp dụng các ý kiến từ các nhà chuyên gia thiết kê mà đề cập sau đây.

1. Sử dụng gầm cầu thang

Sử dụng gầm cầu thang

Một ý tưởng tiết kiệm diện tích hữu hiệu trong việc thiết kế cầu thang đẹp cho nhà ống nói riêng và các loại nhà có diện tích nhỏ nói chung rất hay đó là cách sử dụng gầm cầu thang. Tùy vào nhu cầu và điều kiện của gia đình mà bạn có thể chọn lựa gầm cầu thang để phục vụ cho các mục đích khác nhau.
  • Tận dụng gầm cầu thang làm thành nơi học hành, làm việc được bài trí gọn gàng, xinh xắn.

Tận dụng gầm cầu thang làm thành nơi học tập

  • Tận dụng góc ‘chết’ nơi gầm cầu thang, biến nó trở thành một không gian thư giãn độc đáo với một chiếc sofa hoặc một chiếc ghế dài, lót thêm nệm và gối trang trí tùy theo tông màu và sở thích cá nhân. Vậy là bạn đã có được một góc không gian thư giãn riêng đầy lãng mạn, giải trí sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Tận dụng góc ‘chết’ nơi gầm cầu thang, biến nó trở thành một không gian thư giãn tuyệt vời với một chiếc sofa hoặc một chiếc ghế dài, lót thêm nệm và gối trang trí tùy theo tông màu và sở thích cá nhân

  • Lựa chọn gầm cầu thang quen thuộc để thiết kế một tủ nhiều ngăn để đựng các loại đồ đạc, vật dụng lặt vặt, giúp căn nhà thêm rộng rãi, ngăn nắp hơn trông thấy.

Cầu thang và tủ đựng đồ

  • Lựa chọn gầm cầu thang làm vị trí để xây thêm một căn phòng ngủ mini dành cho các thành viên bé bé trong gia đình hoặc một căn phòng vệ sinh. Ngôi nhà bạn sẽ có thêm các không gian cho các phòng khác như bếp, phòng khách,…

Lựa chọn gầm cầu thang làm vị trí để xây thêm một căn phòng ngủ mini dành cho các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình

2. Kiểu dáng cầu thang

  • Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, bạn nên tham khảo kiến trúc sư để tư vấn thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa không gian. Hình dạng cầu thang xoắn ốc không chỉ ít tốn chỗ mà còn giúp người chủ nhà thỏa sức thể hiện cá tính và khả năng sáng tạo trong việc thiết kế nội thất.

kiểu dáng cầu thang

  • Loại cầu thang gỗ có thể gấp nhỏ lại và giấu trên trần nhà này hiện nay mới chỉ phổ biến ở châu Âu nhưng hứa hẹn sẽ sớm làm mưa làm giớ ở thị trường Việt Nam, trong các công trình nhà ở cho người độc thân hoặc các ký túc xá sinh viên.

kiểu dáng cầu thang

  • Thiết kế các bậc thang như được treo trên không này sẽ tiết kiệm rất nhiều nguyên vật liệu và khiến không gian có vẻ rộng hơn so với thực tế. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có người lớn tuổi hay trẻ em, hãy lưu ý về độ an toàn.

kiểu dáng cầu thang

  • Ngoài ra, thay vì đi tìm kiếm các thiết kế cầu thang tiết kiệm diện tích, bạn có thể sử dụng các kiểu cầu thang như bình thường và sử dụng các vật liệu trong suốt như kính cường lực, hoặc dây cáp. Chúng vừa làm cho không gian ngôi nhà trở nên thông thoáng hơn rất nhiều, vừa mang đến một vẻ đẹp sang trọng và tinh tế của phong cách thiết kế kiến trúc hiện đại.

kiểu dáng cầu thang

MỌI CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG SQUARE

Trở lại đầu trang
error: Nội dung đã được bảo vệ !!
Product has been added to your cart