Sàn gỗ sau một thời gian sử dụng ta hay gặp hiện tượng sàn gỗ bị phồng, nền nhà bị vênh ltừng mảng. Khi dẫm chân thấy phập phồng mất thẩm mỹ và bất tiện.
Sự cố này xảy ra cả với sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên do các nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại. Nguyên nhân khách quan do thời tiết ẩm dẫn tới gỗ hút ẩm trong không khí bị nở ra; nguyên nhân chủ quan do thi công không để cách đều mép tường 1cm, do lát thông phòng các căn hộ rộng.
Vì sao sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên lại bị phồng sau một thời gian sử dụng?
Cùng tìm hiểu quá trình sơ chế của sàn gỗ
- Sàn gỗ tự nhiên trước khi chuyển đến công trình lắp đặt đều phải trải qua giai đoạn tẩm, sấy để rút nước trong gỗ tươi ra. Phương pháp làm thường bằng nhiệt, độ ẩm tiêu chuẩn sau khi sấy là khoảng 8-10% độ ẩm thanh gỗ.
- Đối với sàn gỗ công nghiệp thì khác với sàn gỗ tự nhiên, nó được tạo ra từ bột gỗ được nghiền ra từ gỗ. Kết hợp keo và các chất phụ gia. Tuy nhiên điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhất là ở miền bắc vào mùa xuân, tiết trời âm u, độ ẩm không khí quá lớn trên 90% mà lại kéo dài trong một thời gian, gỗ sẽ hút ẩm dẫn đến bị trương nở ra đó là đều không thể tránh khỏi.
Sàn gỗ đội lên thành từng mảng trên bề mặt sàn. Cách xử lí đơn giản đó là tháo phào chân tường, cắt bớt phần gỗ bị nở ra đã kích vào chân tường sau đó đóng phào lại. Các nhà lát thông thường thì cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả đó là cắt mạch hở giữa các phòng ở phía cửa phòng, dưới chân cửa sau đó dùng nẹp chữ T nẹp vào Khi gặp phải hiện tượng này không cần phải lo lắng vì đó là quá trình tự nhiên, và khi gỗ đã nở tối đa , sau khi xử lý xong sàn gỗ sẽ sử dụng ổn định. Để tránh hư hỏng nhiều hơn thì khi vừa phát hiện hiện tượng này cần xử lý ngay.
Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến rách hèm gỗ khi đó sẽ phải thay thế các tấm gỗ bị phồng-hỏng dẫn đến tốn kém. Nhà rộng không nên ghép gỗ thông phòng mà cần ngắt gỗ giữa các phòng , ngắt ở dưới chân cửa các phòng , sử dụng nẹp để nẹp.
Nguồn: sango24 | Giang Trúc
Bình luận