Bật Mí Cách Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống Khoa Học Và Thông Minh Nhất

Bật Mí Cách Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống Khoa Học Và Thông Minh Nhất

 

Với những ngôi nhà ống nhỏ hẹp, các gia đình băn khoăn về việc bố trí mặt bằng công năng sao cho phù hợp để tránh cảm giác bí bách, chật chội, đặc biệt là nhà vệ sinh, tuy là không gian phụ nhưng nó chiếm vai trò quan trọng vì có tần suất sử dụng nhiều và không thể thiếu được, vì thế Square.vn sẽ tư vấn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống một cách khoa học nhất để đảm bảo cả công năng sử dụng và tính thẩm mĩ cho mẫu biệt thự đẹp của gia đình bạn. 

 

XEM THÊM

 

Dân gian thường kỵ việc thiết kế nhà vệ sinh nằm trên lối vào nhà và trên khu vực bếp ăn. Còn lại, đều có thể linh động tổ chức không gian thư giãn này. Dù là trong nhà ống chật hẹp đi nữa, thì điều kiện thông thoáng cũng là yếu tố cần thiết cho nhà vệ sinh và nếu được sự thoáng khí tự nhiên là tốt nhất.Là đơn vị thiết kế uy tín hàng đầu miền Bắc với các kiến trúc sư dày dạn kinh nghiệm, Angcovat sẽ giúp các gia đình cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống để các bạn có thể sở hữu một không gian thư giãn tiện lợi, đẹp và hiệu quả nhất có thể.

 

Đặc điểm chung của nhà vệ sinh trong nhà ống có diện tích nhỏ

 

Nếu trong những công trình biệt thự nhà vườn 1 tầng, mẫu nhà cấp 4 hiện đại hoặc những mẫu thiết kế có quy mô diện tích lớn người ta thường xây nhà vệ sinh có diện tích từ 5m2 đến 7m2 và tách riêng nhà tắm với WC thành 2 phòng liền kề cạnh nhau. Nhưng đối với nhà ống có diện tích nhỏ hẹp thì gia chủ sẽ tận dụng những khoảng trống, những không gian được tạo nên khi xây dựng để thiết kế nhà vệ sinh.

 

Diện tích nhà vệ sinh hợp lí: Nhà vệ sinh trong nhà ống thường có diện tích từ 3 đến 4m2, tùy vào diện tích mặt sàn và tùy vào số lượng thành viên trong gia đình để quyết định diện tích nhà vệ sinh phù hợp

 

Cách bố trí nhà vệ sinh hợp lí cho nhà ống diện tích nhỏ

 

– Cấu trúc nhà vệ sinh : Gồm ba khu vực, bồn cầu, bồn rửa (lavabo) và khu tắm đứng. Bên cạnh việc quan tâm đến sự thông thoáng, một yếu tố hệ trọng nữa là nhà vệ sinh cần phân biệt hai không gian khô và ướt. Khu vực khô lắp đặt bồn cầu và lavabo; khu vực ướt dành để tắm. Ví dụ, phòng có bề rộng 1,4 m và bề dài 2,7 m, chia làm ba khu vực, mỗi khu 0,9 m. Tách bạch hai khu vực này nhà vệ sinh sẽ sạch, không bị nhầy nhụa và dễ dàng làm vệ sinh phòng. Tách khu vực tắm, không để nước vấy ra bằng phòng tắm đứng, bằng màn, vách lửng kính, bồn tắm hoặc tạo một cao độ nền khác so với khu vực khô. 

 

Nhà vệ sinh trong nhà ống thường gồm cả bồn cầu, bồn rửa mặt và khu tắm

 

Với phòng có diện tích trung bình hoặc lớn một chút (4m2) thì ngoài hai thiết bị chính, bồn cầu và lavabo, có thể lắp đặt thêm bồn tắm ngồi hoặc bồn tắm nằm. Không nên làm vách ngăn cố định giữa các khu vực chức năng trong phòng vì sẽ gây chật chội.

 

Xem thêm: Top 5 Mẫu Thiết Kế Văn Phòng Công Ty Nhỏ Đẹp Ấn Tượng Được Ưa Chuộng

Tư vấn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống một cách hợp lí và khoa học nhất 

 

Dân gian thường chỉ kỵ việc thiết kế nhà vệ sinh nằm trên lối vào nhà và trên khu vực bếp ăn. Còn lại, đều có thể linh động tổ chức không gian thư giãn này, làm sao để thoáng khí một cách tốt nhất và thuận tiện cho việc đi lại. Chẳng hạn, hai hay ba phòng ngủ dùng chung một nhà vệ sinh thì thiết kế vệ sinh làm tâm điểm, thích hợp để dịch chuyển được cự ly gần nhất. 

 

– Trong nhà phố, thông thường thiết kế nhà vệ sinh kề bên giếng trời hoặc áp về những phía tiếp giáp với hẻm, khoảng không, nơi có thể đối lưu với môi trường tự nhiên. Ngay cả việc có thể đưa khu vực vệ sinh ra phía trước nhà (chẳng hạn phòng vệ sinh trong phòng ngủ trên các lầu. Ở đó, có sự thoáng khí tốt với không gian trống mặt tiền).

 

– Trên những mảnh đất không vuông vức mà bất kỳ, bị vát xéo hay dôi ra… có nhiều thiết kế đưa khu vực vệ sinh về những vị trí xéo, dôi ra đó. Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống như vậy vừa “nắn” lại thế đất cho thẳng, vừa có phần tách bạch gọn gàng. Tuy nhiên, ở đó cần có mặt hướng về môi trường thoáng khí tự nhiên là thích hợp nhất. 

 

Bản vẽ thiết kế phòng vệ sinh trong nhà ống khoa học và hợp lí

 

Đối với những nhà ống mặt bằng bị xéo vạt thì nhà vệ sinh thường thiết kế ở những góc dôi da

 

– Nhà ống thường lên tầng 2 hoặc 3 tầng với chiều cao tầng giống nhau, khi đó thiết kế khu vệ sinh đồng trục thẳng đứng để dễ dàng “chạy” hộp kỹ thuật, hệ thống cấp thoát nước, cụ thể là vị trí nhà vệ sinh các tầng sẽ trùng nhau về vị trí theo chiều thẳng đứng. Dù đó là sự tiện dụng nhưng cũng không nhất thiết phải dập khuôn như vậy.

 

Thiết kế còn phải dựa vào công năng sử dụng của từng gia đình, của từng công trình cụ thể để bố trí không gian. Khi đó, có thể mỗi tầng có một hay vài phòng vệ sinh với những vị trí khác nhau và không đồng trục. 

 

Vị trí của nhà vệ sinh trong nhà ống cao tầng thường có sự trùng nhau giữa các tầng

 

Có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang?  

 

Gầm cầu thang là không gian mà các gia đình nhà ống thường thường tận dụng để làm góc học tập hay nhà vệ sinh, thâm chí là giường ngủ, tuy nhiên có những điều về phong thủy bạn cần phải thận trọng.

 

Đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang mặc dù tiết kiệm diện tích nhưng không tốt về mặt phong thủy

 

Thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống, với những tình huống eo hẹp về diện tích sử dụng, bí lắm như mẫu thiết kế nhà mặt tiền 4.5m 3 tầng 80m2 mới đưa nhà vệ sinh vào dưới gầm cầu thang vì vị trí này tuy tận dụng được không gian nhưng thường nhỏ hẹp, bí và thường dùng nó như khu vệ sinh sơ cua.

 

Trong những trường hợp khó có điều kiện thiết kế thông thoáng tự nhiên thì cần bổ trợ bằng quạt hút để đối lưu không khí cho phòng vệ sinh. Tuy nhiên, lưu ý hạn chế việc thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang vì theo phong thủy điều đó vô cùng không tốt, theo nghiên cứu của chuyên gia phong thủy, những gia đình có nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang sẽ ảnh hưởng đến đường công danh thậm chí sức khỏe của người đàn ông chính trong gia đình, và người phụ nữ sẽ gần như nắm quyền, phải cáng đáng mọi thứ. Khi đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang phải tuân thủ về phương vị, về hướng về các vấn đề khác.

 

Xem thêm: Bí Quyết Thiết Kế Trần Nhà Đẹp Cho Từng Khu Vực

Những lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 

 

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp cầu trúc và phong thủy

 

Mặc dù cần đảm bảo về mặt công năng nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua những yếu tố phong thủy quan trọng khi tìm hiểu cách bố trí nhà vệ sinh cho nhà ống vì nó sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe, tài vận của các thành viên trong gia đình.

 

  • Nhà vệ sinh không đặt ở trung tâm ngôi nhà
  • Tránh hướng Tây Nam, Đông Bắc hoặc Nam
  • Nhà vệ sinh không nên nằm ở cuối hành lang
  • Không thiết kế nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ
  • Không nên cải tạo nhà vệ sinh cũ thành phòng ngủ
  • Không nên đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
  • Tránh đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ

 

Vị trí nhà vệ sinh trong nhà ống cần phải thông thoáng: Nhà vệ sinh tối và ẩm thấp là điều không dễ chịu đối với bất cứ người nào. Do đó, khu vực này nên được thiết kế với nhiều cửa sổ hoặc gắn mái kính để lấy ánh sáng và không khí. 

 

Nhà vệ sinh nhỏ hẹp thì cần có cửa sổ để tạo độ thông thoáng, mát mẻ, để không đọng mùi trong phòng

 

Vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà ống nên đặt phía trong góc cuối cùng của ngôi nhà để che khuất tầm nhìn và không đối diện với cửa ra vào của phòng ngủ hay phòng bếp hay cửa chính.

 

Cách bày trí nhà vệ sinh diện tích nhỏ cho nhà ống

 

Vì nhà vệ sinh có diện tích nhỏ nên chúng ta cần trang trí làm sao để có cảm giác thoải mái, rộng rãi hơn khi sử dụng vì nhà vệ sinh nhà ống thường gồm cả bồn cầu, bồn rửa và khu tắm đứng.

 

– Chọn gạch ốp: không gian nhỏ có thể trang trí bằng việc chọn gạch ốp màu sáng, giúp phòng trông thoáng rộng và sạch sẽ hơn. Hạn chế những hoa văn rườm rà, nhiều chi tiết. Bên cạnh đó, hãy sử dụng loại gạch lấy gam màu trắng làm chủ đạo 

 

– Sử dụng giấy dán tường: Sử dụng giấy dán tường với những hình ảnh chụp ảnh sẽ là giải pháp khá tốt cho một không gian nhỏ bé. Nó sẽ làm cho căn phòng của bạn trông lớn hơn và một cảm giác rất phong cách khi bạn sử dụng nhà tắm.   

 

Sử dụng giấy dán tường với những hình ảnh chụp ảnh sẽ là giải pháp khá tốt cho một không gian nhỏ bé

 

– Sử dụng gương lớn: Nói về cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống ta thấy rằng những chiếc gương giúp ích rất nhiều trong việc mở rộng không gian. Nó thậm chí còn còn giúp phòng tắm của bạn sáng sủa hơn, một căn phòng nhiều ánh sáng chăc chắn sẽ mang lại cảm giác rộng rãi, thoáng đãng.  

 

Nói về cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống ta thấy rằng những chiếc gương giúp ích rất nhiều trong việc mở rộng không gian

 

 Sử dụng bồn tắm nằm loại nhỏ nếu không thích vòi hoa sen đơn điệu hoặc buồng tắm đứng  

 

Sử dụng bồn tắm nằm loại nhỏ nếu không thích vòi hoa sen đơn điệu hoặc buồng tắm đứng

 

– Sử dụng không gian trong góc để đặt bồn rửa tay hoặc bồn tắm đứng: Nếu không biết cách bố trí phù hợp, bồn rửa tay cũng có thể khiến việc lưu thông trong nhà tắm gặp khó khăn. Bạn có thể đặt bồn ở góc nhà, gần WC thay vì dọc tường như kiểu quen thuộc 

 

Sử dụng không gian trong góc để đặt bồn rửa tay hoặc bồn tắm đứng

 

– Tiết kiệm diện tích sàn: Hãy tiết kiệm tối đa diện tích sàn bằng cách đặt càng ít vật dụng thiết bị dưới sàn càng tốt, thay vào đó hãy gắn các thiết bị vào tường, đưa các vật dụng lên cao. Lắp đặt một cabin tắm bằng kính trong suốt nó sẽ tạo cảm giác không gian rộng rãi hơn rất nhiều. 

– Chọn bồn rửa dài và hẹp, đặt bồn rửa phân cách mặt đất: Phía dưới bồn rửa, bạn có thể đặt tủ đồ, khoảng không còn lại cũng có thể đặt đồ lặt vặt.

 

Những ngôi nhà ống ở những thành phố đông đúc luôn khiến gia chủ cảm thấy bí bách, tù túng vì phải thu hẹp diện tích nhà vệ sinh để tiết kiệm không gian sống tối đa và họ lo lắng khi chưa biết cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống sao cho phù hợp nhất, tiện dụng nhất. Với những kinh nghiệm thực tiện, chúng tôi hi vọng bài viết sẽ là nguồn tài liệu bổ ích để các bạn tham khảo và vận dụng hợp lí, hiệu quả. 

 

Xem thêm: 6 Nguyên Tắc Cần Nắm Khi Thiết Kế Cầu Thang Trong Nhà

https://square.vn/bat-mi-cach-bo-tri-nha-ve-sinh-trong-nha-ong-khoa-hoc-va-thong-minh-nhat/