5 NGUYÊN TẮT TRUYỀN THÔNG DÀNH CHO CÁC CÔNG TY KIẾN TRÚC

5 NGUYÊN TẮT TRUYỀN THÔNG DÀNH CHO CÁC CÔNG TY KIẾN TRÚC

 

5 NGUYÊN TẮT TRUYỀN THÔNG DÀNH CHO CÁC CÔNG TY KIẾN TRÚC

 

Truyền thông kiến trúc vẫn là điều mới mẻ trong ngành, bài viết này dành cho các lãnh đạo văn phòng công ty kiến trúc và các KTS có ý định thành lập văn phòng vẫn đang băn khoăn về cách làm truyền thông cho tổ chức hay thậm chí cả thương hiệu cá nhân.

 

Đây là kinh nghiệm của cá nhân tác giả sau nhiều năm làm tư vấn truyền thông, quan sát theo dõi cách các văn phòng kiến trúc (từ các quy mô khác nhau) thực hiện công tác truyền thông cho doanh nghiệp.

 

Từ văn phòng 1-5 người cho tới các doanh nghiệp hàng trăm người tại Việt Nam, văn phòng tư vấn thiết kế thuần túy đến các văn phòng design-build. Nhưng dưới góc nhìn của tác giả hầu hết doanh nghiệp Kiến trúc tại Việt nam chưa thực sự quan tâm tới công tác truyền thông cho doanh nghiệp của mình , điều này tăng theo cấp độ quy mô của doanh nghiệp, đồng đều từ lãnh đạo, quản lý tầm trung cho tới nhân viên .

 

Điểm lạ là hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa dường như quan tâm tới truyền thông như một công cụ để chiếm lĩnh thị trường tạo sự khác biệt trong khi đó doanh nghiệp lớn chưa thực sự biết nắm bắt truyền thông như một công cụ “tấn công- phòng thủ” cho doanh nghiệp…

 

Tất cả những điều trên là nguyên nhân để ra mắt bài viết này vào đầu năm 2018 như một sự ủng hộ tới các doanh nghiệp kiến trúc cũng như các KTS quan tâm tới việc xây dựng chiến lược truyền thông cho mình.

 

1. Hiểu rõ mục đích truyền thông doanh nghiệp kiến trúc

 

1. Hiểu rõ mục đích truyền thông doanh nghiệp kiến trúc

 

Thực sự đối với các lãnh đạo doanh nghiệp để phân biệt rõ giữa mục tiêu sản xuất và mục tiêu truyền thông thì đó quả là một câu hỏi khó, nhưng đáng tiếc đó lại là câu hỏi căn bản trong việc thực hiện truyền thông.

 

Tuy nhiên chúng ta có thể tóm lược như sau:

 

Đối với doanh nghiệp sẽ có mục tiêu sản xuất, ví dụ một năm đạt được doanh số là bao nhiêu , hoặc có bao nhiêu giải thưởng, bao nhiêu công trình có giá trị kiến trúc hoặc hoàn thiện chất lượng cao….về cơ bản đây là những nhiệm vụ rất cụ thể

 

Câu hỏi đặt ra là Vậy mục đích truyền thông của doanh nghiệp kiến trúc là gì ?

 

Chúng ta có thể định nghĩa về căn bản mục đích truyền thông cho doanh nghiệp kiến trúc là các hoạt động truyền thông để đạt mục tiêu sản xuất đã đề ra với công thức phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.

 

Quan trọng: Cần xác định rõ mối liên hệ giữa mục tiêu sản xuất – mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp để tìm ra quy luật thực hiện công tác truyền thông trúng và đúng

 

2. Từ khóa và thông điệp ?

 

2. Từ khóa và thông điệp ?

 

Quá trình truyền thông của doanh nghiệp thực chất có rất nhiều hoạt động, nếu liệt kê ra thì dường như hoạt động nào cũng quan trọng cả, nhưng lựa chọn giải pháp nào lại tùy thuộc vào nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài chính… việc không xác định rõ được hoạt động nào là cần thiết trong giai đoạn sẽ dẫn tới không hiệu quả trong chi phí đầu tư cho truyền thông.

 

Một trong những phương pháp hay nhất là lãnh đạo doanh nghiệp áp dụng việc phân tích từ khóa cho doanh nghiệp của mình. Đây là phương pháp phân tích từ khóa cho việc làm tối ưu tìm kiếm hay còn gọi là SEO ( Search Engine Optimization) tuy nhiên phương pháp này có thể giúp áp dụng trong thực tiễn điều hành truyền thông doanh nghiệp. Xác định được 2-3 từ khóa chính để làm truyền thông sẽ khiến cho việc lựa chọn các hoạt động và công cụ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

 

Ví dụ: một doanh nghiệp chuyên thiết kế và thi công nội thất cửa hàng sẽ không nên chọn từ khóa “thiết kế biệt thự” , “nhà đẹp”, “nội thất” mà thay vì đó phải tìm được những từ khóa liên quan tới lĩnh vực cửa hàng, shop , hoặc nội thất cửa hàng…

 

Từ việc phân tích từ khóa, sẽ giúp doanh nghiệp cô đọng được các hoạt động trọng tâm của mình đồng thời từ đó xác định rõ: sản phẩm, nhân sự, công cụ, phương pháp quản lý và truyền thông cần thiết. Đây cũng là cơ sở để xây dựng thông điệp truyền thông cho doanh nghiệp.

 

Quan trọng: cần ngắn gọn rõ nét trong sản phẩm dịch vụ để dễ dàng tập trung truyền thông và xây dựng chiến lược

 

3. Chiến lược và chiến thuật

 

3. Chiến lược và chiến thuật

 

Đối với một công ty kiến trúc thì tùy từng loại sản phẩm cung cấp ( nhà ở, cao tầng, công cộng…) mà tương ứng sẽ có các chiến lược, chiến thuật khác nhau. Tuy nhiên điểm chung của tất cả đó là đều tập trung vào phát triển hình ảnh của doanh nghiệp đối với các đối tượng: khách hàng, giới nghề tương ứng với chiều rộng , chiều sâu

 

Trong ngành truyền thông có một nguyên tắc căn bản: “ hãy để người khác nói về bạn” và điều này lại càng đúng với nghệ thuật kiến trúc, vì thế việc phát triển hình ảnh doanh nghiệp trong giới nghề quan trọng không kém trong lòng khách hàng , thậm chí có giúp khách hàng dễ dàng thừa nhận giá trị của công ty kiến trúc, cụ thể có thể áp dụng những chiến thuật sau:

 

+ Tham gia các cuộc thi & giải thưởng:

 

Hãy lựa chọn những giải thưởng mà có sự nghiêm túc trong việc chọn lựa giám khảo bởi giá trị của một cuộc thi thể hiện qua tầm vóc của các thành viên Ban giám khảo. Bên cạnh đó là các yếu tố: giải thưởng phải có lịch sử lâu dàinguyên tắc chấm chọn khoa học và công bằng, có kế hoạch truyền thông sau khi công bố giải bởi tất cả những điều này sẽ giúp cho hình ảnh của cá nhân hay công ty đoạt giải được thừa nhận mạnh mẽ.

 

+ Tích cực đóng góp cho hoạt động của Cộng đồng nghề:

 

Xây dựng doanh nghiệp chính là xây dựng môi trường mà doanh nghiệp bạn đang đứng trong đó, thông qua việc đóng góp công sức, đóng góp ý kiến làm cộng đồng phát triển sẽ giúp doanh nghiệp kiến trúc được thừa nhận không chỉ ở góc độ chuyên môn và cũng bởi lý do Kiến trúc là một ngành khoa học xã hội, nên tính chất xã hội luôn song hành cùng hoạt động thực hành và vì vậy hoạt động truyền thông kiến trúc cũng có những đặc thù riêng.

 

+ Tham gia công tác đào tạo KTS:

 

“Đạo lý uống nước nhớ nguồn” là một kim chỉ nam quan trọng trong hành xử và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, bên cạnh đó việc tham gia tích cực trong các hoạt động đào tạo sẽ giúp hỗ trợ công tác tuyển dụng, tìm kiếm nhân sự vốn rất căng thẳng trong ngành. Kinh nghiệm cho thấy rất nhiều thành viên cốt cán các doanh nghiệp đều được phát triển từ nhân sự là sinh viên trong quá trình thực tập, việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong lòng sinh viên kiến trúc là điều tiên quyết không thể bỏ quá trong chiến lược phát triển nhân sự của công ty.
Những hoạt động có thể liệt kê: tham gia giảng dạy, tham gia workshop , nói chuyện, tổ chức thực tập, bảo trợ tài trợ cho công tác đào tạo…đều là các hoạt động nên thúc đẩy.

 

+ Công bố sáng tạo:

 

Giới thiệu công trình mới, nghiên cứu mới, tham gia phản biện các đồ án kiến trúc – quy hoạch hoặc các sự kiện văn hóa, xã hội trong nước là một phương thức xây dựng hình ảnh có giá trị.

 

Tìm cách đưa các hoạt động công bố này bám sát các từ khóa đã hoạch định từ đầu, duy trì việc xuất hiện công bố như là một hoạt động liên tục trong suốt cả năm sẽ giúp cho hình ảnh doanh nghiệp và công tác truyền thông đạt hiệu quả cao.

 

Công bố những hoạt động này chính là cách “đóng đinh” hình ảnh của doanh nghiệp, nhấn mạnh các từ khóa đã định vị và khẳng định vị trí trong hoạt động hành nghề

 

Quan trọng: Trong truyền thông kiến trúc có rất nhiều chiến thuật trong một chiến lược, hãy phân tích kỹ càng đặc tính của doanh nghiệp từ đó tạo ra một cẩm nang riêng cho mình.

 

4. Chọn lựa kênh để công bố:

 

4. Chọn lựa kênh để công bố:

 

Mỗi tờ báo, kênh truyền hình , tổ chức…đều có thể coi là một kênh truyền thông và chúng có các đối tượng độc giả riêng , lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu rõ là kênh nào sẽ tác động tới đối tượng nào. Tương ứng với nhóm sản phẩm dịch vụ của công ty thì bạn sẽ xác định được đối tượng truyền thông mà mình cần nhắm tới và chọn lựa các kênh truyền thông tương ứng.

 

Nhóm độc giả nào bạn hướng tới sẽ tương ứng có kênh phù hợp và luôn nhớ rằng cần có sự liên kết trong mối quan hệ: khách hàng – sản phẩm, đừng quên thể hiện mối quan hệ này trong danh sách từ khóa của doanh nghiệp.

 

Rất nhiều quan niệm lãnh đạo doanh nghiệp là đăng bài công trình (sản phẩm) trên báo nước ngoài sẽ hiệu quả hơn báo trong nướcsự lầm tưởng này thoạt đầu có vẻ đúng nhưng với câu chuyện 80% khách hàng là người tiêu dùng thuần túy không hiểu kiến trúc ( tỷ trọng người Việt Nam sử dụng tiếng Anh ít ), từ khóa tìm kiếm lại là tiếng Việt thì quan điểm này có thể cần xem xét lại ?

 

Quan trọngKhông có kênh nào đúng tuyệt đối hay sai tuyệt đối, việc chọn lựa kênh truyền thông để chuyển tải thông điệp cần luôn đặt những câu hỏi: Tại sao là kênh này ? Cho ai ? Thông điệp là gì ? Kết quả sẽ ra sao ? Nhớ luôn so sánh với các kênh khác tương đương để tìm ra giải pháp phù hợp với từng chiến dịch, nhóm khách hàng khác nhau. 

 

5. Tần xuất & Đánh giá hiệu quả

 

5. Tần xuất & Đánh giá hiệu quả

 

Doanh nghiệp cần có một kế hoạch truyền thông tổng thể trong nhiều năm, mỗi năm lại có sự điều chỉnh riêng, nhưng về căn bản ta có thể coi việc phát triển truyền thông cho doanh nghiệp kiến trúc như một bản nhạc sẽ có giai điệu…Việc người quản trị truyền thông cho doanh nghiệp kiến trúc cần tìm kiếm được quy luật thời gian , mùa để xác định thời điểm quan trọng trong cả chu kỳ : ví dụ ở Việt nam từ tháng 8 âm trở đi thi thị trường xây dựng bắt đầu nóng như vậy điểm rơi các hoạt động truyền thông phải xem xét được yếu tố này, từ đó tạo được tần xuất của thương hiệu trên các kênh truyền thông đã lựa chọn, tránh tình trạng liên tục xuất hiện dày đặc sau đó lại chìm nghỉm không thấy sủi tăm đâu.

 

Đánh giá hiệu quả các chiến dịch truyền thông là cần thiết và cũng là một việc khó khăn nhất. Để làm việc này cần xác định được các chỉ số trước khi thực hiện và sau khi thực hiện, sau đó so sánh các chỉ số ( được lựa chọn) để có cơ sở đánh giá mức độ thành công của chiến dich, tích lũy được dữ liệu và phân tích dữ liệu.

 

Quan trọng: Tìm kiếm quy luật, duy trì nhịp điệu xuất hiện của thương hiệu trên các kênh phù hợp tránh tình trạng ngắt quãng về thương hiệu, xây dựng cơ chế so sánh dữ liệu truyền thông để tìm quy luật.

 

Kết luận: doanh nghiệp kiến trúc yêu cầu những vấn đề truyền thông bên cạnh các hoạt động sản xuất, điều này đòi hỏi lãnh đạo các doanh nghiệp cần sự quan tâm thích đáng. Đặc thù của ngành tư vấn là sử dụng chất xám bởi vậy mục tiêu gia tăng giá trị thặng dư của chất xám là mục tiêu tối quan trọng. Nhu cầu này thúc đẩy việc đầu tư cho thương hiệu và hình ảnh công ty, thông qua công tác truyền thông đúng đăn sẽ khiến cho doanh nghiệp củng cố được sức mạnh, gia tăng được giá trị thương hiệu và sản phẩm – dịch vụ.

 

XEM THÊM

Bình luận