Giải pháp thi công vách thạch cao cách âm
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết quá trình dựng vách thạch cao cách âm, bạn có thể tự thực hiện hoặc giám sát trong quá trình trang bị vách thạch cao cách âm cho nội thất nhà ở của mình.
Bước 1: Dựng khung
a. Xác định vị trí lắp đặt
b. Liên kết thanh ngang với trần và sàn nhà: – Liên kết bằng bu lông nở 8mm hoặc đinh chịu lực – Khoảng cách thích hợp giữa 2 bu lông là 600-700mm – Nếu thanh ngang rộng hơn 150mm, liên kết bằng 2 hàng bu lông
c. Liên kết thanh đứng với tường: – Cũng bằng bu lông nở 8mm hoặc đinh chịu lực – Khoảng cách giữa 2 bu lông tương tự thanh ngang – Chiều dành thanh đứng phải nhỏ hơn khoảng cách từ sàn đến trần 10mm – Các thanh đứng cùng xoay về 1 hướng – Khoảng cách thích hợp giữa 2 thanh đứng là 600mm
d. Liên kết thanh đứng và thanh ngang: bằng vít dù hoặc kềm bấm vách ngăn
e. Gia cường, gia cố để tăng khả năng chịu lực của vách: – Tại vị trí đăt cửa chính, cửa sổ, thanh đứng được gia cố dạng khung hộp và bổ sung thêm thanh gỗ – Tại vị trí lắp đặt TV hoặc treo vật trang trí nội thất có trọng lượng nặng, gia cường bằng ván gỗ
Bước 2: Lắp thạch cao
a. Cân chỉnh cho mép tấm thạch cao cách sàn 10mm
b. Sử dụng vít thạch cao để gia cố; khoảng cách giữa 2 vít tại vùng giữa và biên tấm lần lượt là 300mm và 200mm.
Chú ý: Mối nối giữa 2 tấm thạch cao không được trùng với thanh ngang hoặc thanh giữa để tăng khả năng chịu lực cho vách.
Bước 3: Cách âm
a. Bơm silicon cách âm viền chung quanh vách và mối nối giữa các tấm thạch cao
b. Dùng bông thủy tinh (bông sợi đá) làm tăng khả năng cách âm
c. Sử dụng đinh neo để cố định, tránh bông thủy tinh bị tụt qua thời gian
Bước 4: Hoàn thiện
a. Vệ sinh mặt vách bằng vải khô và trét kín các kẽ đinh vít, mối nối giữa các tấm thạch cao bằng keo trước khi dán giấy màu trang trí
b. Đối với vách yêu cầu sơn trang trí, trước hết phải phủ một lớp sơn bả bề mặt; khi lớp sơn bả khô mới tiến hành sơn trang trí để đảm bảo tính thấm mỹ và tăng độ bền của vách. | Mạnh Duy |
Bình luận