Hướng dẫn làm trần thạch cao đúng quy trình kỹ thuật

Hiện nay, xu hướng thiết kế trần nhà bằng thạch cao ngày càng nhiều hơn. Trần thạch cao đã thay cho các loại trần đúc, trần nhà bằng dán simili, bằng ván thép, bê tông…bởi những vật liệu này không còn sắc sảo và mẫu mã lại rất ít, khiến ngôi là không có gì độc đáo. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn làm trần thạch cao đúng quy trình kỹ thuật để giúp ngôi nhà trở nên sang trọng, đẹp mắt hơn.

Tại sao sử dụng trần nhà bằng thạch cao?

Trần thạch cao đang là lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay, bởi với trần nhà bằng thạch cao không chỉ trang trí ngôi nhà thêm độc đáo, đẹp mà còn có nhiều ưu điểm vượt trội. Trần thạch cao có 2 loại đó là trần chìm và trần nổi, mỗi loại thiết kế tuy khác nhau, nhưng ưu điểm đều giống như nhau. Cụ thể là: + Với bề mặt trần phẳng, mịn láng hơn so với các loại tường bê tông, rất dễ dàng sơn xịt hay sơn tay, dùng giấy dán tường để trang trí. + Trần thạch cao có tính mềm dẻo nên có khả năng chống nứt tốt trong thời gian khá lâu, đây chính là lợi thế cho các ngôi nhà. + Tấm thạch cao này còn cách nhiệt rất tốt, và khả năng chống cháy cao. Nó có khả năng chịu đựng được lửa trong hơn 3 giờ đồng hồ. + Nó không hấp thu độ nóng, khả năng dẫn nhiệt kém hơn so với các loại kính, gạch, bê tông… Vì vậy, trần nhà thạch cao giúp ngăn cản sức nóng của mặt trời, giảm năng lượng tiêu thụ của máy điều hòa. + Rất hiệu quả trong việc cách âm giữa các phòng ở trần trên và tần dưới. Đây chính là ưu điểm mà các nhà máy, nhà hát, đều chọn trần thạch cao để thiết kế cho hệ thống cách âm. + Với trọng lượng rất nhẹ hơn so với loại bê tông, vì thế dễ dàng trong việc vận chuyển, xử lý, lắp đặt và nếu bị hư hong có thể sẽ dàng thay toàn bộ mà không tốn nhiều thời gian. + Trần thạch cao đặc biệt không chứa hỗn hợp ami-ăng, vì thế rất tốt cho việc gây hại, ô nhiễm môi trường, đặc biệt hoàn toàn tốt cho không khí của gia đình. + Có đa dạng các mẫu mã với nguồn gốc khác nhau, tính thẩm mỹ trần thạch cao rất cao bởi trần thạch cao thường nhầm với trần đúc.

Hướng dẫn làm trần thạch cao đúng quy trình kỹ thuật

Đối với hệ khung trần chìm Hệ thống khung trần chìm sẽ được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện phần mái và trần, cần chuẩn bị các vật liệu và tiến hành theo các bước sau: + Cần xác định độ cao của trần nhà, bằng cách dùng ống nước để đo chính xác, rồi đánh dấu mặt bằng trần. + Xem xét vào từng loại trần mà cố định thanh viền tường bằng khoan bê tôn hoặc bằng búa đinh, nên định vị bằng ticke sắt, ticke nhựa hoặc đinh thép. + Tiếp theo, bằng việc xác định khoảng cách với các điểm ty treo theo khoảng cách đã định và khoảng cách tối đa giữa các điểm treo để phân chia lưới thanh chính cho chính xác. + Thanh chính sẽ được kết nối với ty treo của điểm treo tạo ra khung dọc. Khoảng cách tối đa giữa các thanh dọc là 1000m. + Liên kết các thanh dọc ( thánh chính) với thanh ngang lại bằng cách gài mép của thanh ngang vào cá của thanh chính hoặc bằng khóa liên kết tùy theo hệ khung trần. + Lấy mặt phẳng của dàn khung và bắt tấm vào thanh ngang bằng đinh vít. Các đầu vít phải chìm vào mặt tấm. Hoàn thiện các mối nối tấm và làm phẳng. Đối với hệ khung trần nổi Trần nổi là bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí nội thất. Cũng như khung trần chìm, sau khi hoàn chỉnh phần mái xong thì chuẩn bị các vật liệu cần thiết và lắp đặt như sau: + Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng cân chỉnh ống nước hoặc tia lade, đánh dấu mặt phẳng. Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần. + Lắp đặt khung có thể dùng búa định vị hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc ticke sắt, ticke nhựa tùy theo loại tường, vách…+ Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200mm. + Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung. + Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định. + Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện. Với Hướng dẫn làm trần thạch cao đúng quy trình kỹ thuật giúp bạn có cách lắp đặt hoàn chính của trần nhà chìm và trần nhà nổi. Hi vọng bài viết mang đến cho bạn kiến thức thiết kế, lắp đặt trần nhà bằng thạch cao hữu ích.

Bình luận