Cách Thiết Kế Cầu Thang Cho Nhà Phố 2 Tầng Hiện Đại
Kinh nghiệm thiết kế cầu thang đẹp cho nhà phố 2 tầng hiện đại. Cầu thang là một trong những chi tiết quan trọng góp phần hoàn thiện nội thất cho mỗi ngôi nhà phố. Dựa vào hình dáng, cầu thang có nhiều loại khác nhau, như xoắn ốc, xoắn tròn, thẳng, hình chữ L. Vì thế, gia chủ cần lựa chọn kiểu dáng cầu thang phù hợp với diện tích nhà của mình. Sau đây, là bài viết để gợi ý cho các bạn cách thiết kế cầu thang phù hợp cho nhà phố 2 tầng hiện đại.
Những nguyên tắc cần nhớ khi thiết kế cầu thang
Tính an toàn phải đặt trên hàng đầu
Thiết kế cầu thang cần phải lưu ý đến kích thước hợp lý, chiều cao và chiều rộng cầu thang. Theo tiêu chuẩn áp dụng cho nhà ở dân dụng hiện nay tại Việt Nam thì:
- Chiều rộng của thân thang: từ 0,9m đến khoảng 1,2m.
- Độ dốc của cầu thang: quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng bậc thang:
+ Trong các công trình kiến trúc: độ cao bậc thang thường từ 15 – 18 cm.
+ Chiều rộng tương ứng từ 24 – 30 cm - Chiều cao của lan can: kích thước khoảng 85 – 90cm.
- Chiếu nghỉ: là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang lên xuống cầu thang. Chiều rộng chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang. Đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại.
Với quy chuẩn này cầu thang sẽ không bị dốc và hẹp người đi lại sẽ cảm thấy thoải mái và không bị mất sức quá nhiều.
Lựa chọn kiểu cầu thang phù hợp với diện tích nhà phố
Với mỗi loại không gian ngôi nhà khác nhau thì việc lựa chọn những thiết kế cầu thang đẹp, phù hợp cũng là một vấn đề được quan tâm khá nhiều. Tùy vào diện tích ngôi nhà lớn hay nhỏ, ta nên lựa chọn kiểu cầu thang phù hợp nhằm đảm bảo không gian rộng rãi, thoáng đãng của ngôi nhà.
- Cầu thang thẳng: thiết kế hình dáng đơn giản, thường dùng cho các loại tầng thấp.
- Cầu thang chữ L (đổi chiều 90°): Loại cầu thang có dáng đơn giản và tạo cảm giác chắc chắn. Điểm khác biệt là đến 1 đoạn sẽ gập 90 độ về một hướng để chuyển đến điểm mong muốn trên lầu.
- Cầu thang đổi chiều 180°: Mẫu này thuộc về cùng một “loại” của cầu thang thẳng và cầu thang hình L. Tuy nhiên điểm khác là đến 1 mức độ cao nào đó nó sẽ gập 1 góc 180 độ ngược hướng đi lên. Tiết kiệm diện tích hơn so với cầu thang thẳng, thích hợp với phần góc nhà hoặc để ngăn cách giữa các khu vực.
- Cầu thang uốn cong: Như cầu thang chữ L nhưng mang lại những giá trị thẩm mĩ cao hơn.
- Cầu thang xoắn ốc: Rất tiết kiệm diện tích, giữ cho không gian trong kiến trúc được thông thoáng và mang giá trị tạo hình cao.
Lựa chọn chất liệu cầu thang:
Tùy theo phong cách, sở thích của mỗi gia đình mà sử dụng nhiều chất liệu cầu thang khác nhau như: gỗ, kính, inox, sắt,…
- Cầu thang gỗ: là một lựa chọn lý tưởng bởi tính bền đẹp của nó. Được sử dụng trong nhiều không gian khác nhau và ít bị lỗi thời.
- Cầu thang kính cường lực: Sử dụng kính trong suốt giúp không gian trở nên thông thoáng, rộng mở hơn. Kính cường lực chịu lực khá, mang cái nhìn đẹp mắt, đảm bảo an toàn cho người dùng. Kiểu thiết kế này tận dụng ánh sáng tự nhiên giúp lan tỏa đều trong phòng.
- Cầu thang bằng kim loại: như sắt, thép, inox,… Kim loại thích hợp cho kiểu cầu thang xoắn ốc hay có thanh tay vịn thẳng. Ngoài ra bạn có thể kết hợp thêm vật liệu bằng kính để tăng thêm vẻ sang trọng, hấp dẫn.
Tận dụng gầm cầu thang
Để tận dụng các khoảng không trong gầm cầu thang, các gia chủ thường sử dụng làm nơi chứa đồ, đặt kệ ti vi,… Ngoài ra, bạn có thể biến không gian này thành một góc tiểu cảnh thú vị. Một vài khóm hoa đặt trên sàn sỏi sẽ tạo cho thiết kế nhà phố của bạn thêm sinh động và tràn đầy sức sống.