MÁCH BẠN CÁCH BỐ TRÍ CẦU THANG NHÀ ỐNG HỢP PHONG THỦY

MÁCH BẠN CÁCH BỐ TRÍ CẦU THANG NHÀ ỐNG HỢP PHONG THỦY

 

MÁCH BẠN CÁCH BỐ TRÍ CẦU THANG NHÀ ỐNG HỢP PHONG THỦY

 

Cầu thang có vai trò quan trọng trong thiết kế nhà ống, nó không chỉ có công năng kết nối không gian các tầng lầu mà theo quan niệm phong thủy còn mang đến sinh khí cho ngôi nhà. Vì vậy, cầu thang phải được thiết kế rộng rãi, thông thoáng và không bị tù túng đồng thời tuân thủ các nguyên tắc nhất định về kích thước để đảm bảo sự an toàn. Hôm nay, SQUARE sẽ mách bạn cách bố trí cầu thang nhà ống. Hi vọng với những gợi ý này các bạn sẽ có những kinh nghiệm hữu ích để bố trí cầu thang cho nhà mình vừa đẹp lại đúng khoa học.

 

1. Đảm bảo tính an toàn bố trí cầu thang nhà ống.

 

1. Đảm bảo tính an toàn bố trí cầu thang nhà ống.

 

Tính an toàn trong bố trí cầu thang nhà ống bao gồm các quy ước về chiều cao, chiều rộng bậc thang, chiều cao lan can, độ rộng chiếu nghỉ. Quy chuẩn về kích thước cầu thang trong đó độ rộng trung bình của cầu thang vào khoảng 75 – 120cm, chiều cao của bậc thang trung bình từ 24 – 27cm. Đối với các công trình cao cấp hơn như biệt thự đẹp thì độ rộng cầu thang có thể từ 1,5m trở nên. Kích thước cầu thang nhà ống như vậy sẽ đảm bảo an toàn, cầu thang không bị quá hẹp hay quá dốc, lên xuống không mỏi và mất sức. Chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của bậc thang đến mặt trên của tay vịn với kích thước chuẩn khoảng 90cm.

 

Vị trí đặt chiếu nghỉ cho cầu thang

 

Vị trí đặt chiếu nghỉ cho cầu thang

 

Chiếu nghỉ là nơi nghỉ chân tạm thời khi đi cầu thang, thường ở vị trí gấp khúc của cầu thang. Theo quy tắc chuẩn thì chiếu nghỉ không được phép nhỏ hơn chiều rộng của thân cầu thang, đồng thời phải hợp lý và thuận tiện cho việc đi lại. Chiếu nghỉ thường được bố trí ở vị trí khoảng giữa của số bậc thang, thông thường là khoảng bậc 13 đến 15. Riêng với những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì gia chủ có thể tùy ý đặt chiếu nghỉ sao cho phù hợp nhưng nên đặt ở bậc lẻ.

 

Ngoài ra ở một số công trình như nhà phố có diện tích chiều ngang nhỏ hơn rất nhiều so với chiều sâu thì khi bố trí cầu thang nhà ống thường được kết hợp với giếng trời mang lại nhiều ánh sáng tự nhiên, gió, không khí, giúp cho không gian nhà thêm thông thoáng, sáng sủa.

 

2. Thiết kế cầu thang tiết kiệm không gian

 

2. Thiết kế cầu thang tiết kiệm không gian

 

Đối với những ngôi nhà nhỏ hẹp thì việc tiết kiệm không gian được quan tâm hàng đầu, và dĩ nhiên diện tích giành cho cầu thang cũng bị co kéo. Trường hợp này, gia chủ nên nhờ kiến trúc sư thiết kế cầu thang nhà ống hình xoắn ốc đặt ở góc nhà. Hoặc nếu không nên tận dụng những không gian thừa dưới gầm cầu thang để làm nhà vệ sinh hay tủ đựng đồ. Sáng tạo hơn, bạn có thể cải biên “không gian chết” này thành tiểu cảnh sân vườn. Có hai cách bố trí là tiểu cảnh sân vườn khô và tiểu cảnh sân vườn nước, gia chủ có thể sử dụng các hòn non bộ, sỏi, chậu cây cảnh, ống trúc nồi niêu cổ để đen đến một điểm nhấn cực kì nổi bật cho không gian nhà mình.

 

3. Lựa chọn mẫu cầu thang phù hợp với diện tích nhà phố

 

Với mỗi một loại không gian ngôi nhà khác nhau thì việc lựa chọn những mẫu thiết kế cầu thang đẹp, phù hợp cũng là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Tùy thuộc vào diện tích của ngôi nhà lớn hay nhỏ thì ta nên lựa chọn những kiểu cầu thang phù hợp để đảm bảo không gian của ngôi nhà được rộng rãi và thoáng đãng.

 

– Cầu thang thẳng cho nhà ống

 

– Cầu thang thẳng cho nhà ống

 

Cầu thang thẳng: những thiết kế hình dáng đơn giản, thường được dùng khi bố trí cầu thang nhà ống loại tầng thấp.

 

Những thiết kế cầu thang đơn giản và thanh mảnh mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho không gian nhà ở.

 

Cầu thang chữ L (đổi chiều 90°): Loại cầu thang có hình dáng đơn giản và tạo cảm giác chắc chắn. Điểm khác biệt của mẫu cầu thang này là đến 1 đoạn sẽ gập một góc 90 độ về một hướng để chuyển đến điểm mong muốn trên lầu.

 

Cầu thang đổi chiều 180°: Mẫu cầu thang này thuộc về cùng một “loại” của cầu thang thẳng và cầu thang hình L. Tuy nhiên điểm khác biệt đó là đến 1 mức độ cao nào đó thì nó sẽ gập 1 góc 180 độ ngược hướng đi lên phía trên. Cầu thang loại này tiết kiệm diện tích hơn so với loại cầu thang thẳng và rất thích hợp với phần góc của ngôi nhà hoặc dùng để ngăn cách giữa các khu vực.

 

Cầu thang uốn cong: giống như cầu thang chữ L nhưng mang chúng mang giá trị thẩm mĩ cao hơn.

 

Kiểu cầu thang cong xoắn rất phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ.

 

Cầu thang xoắn ốc: loại cầu thang này rất tiết kiệm diện tích, chúng giữ cho không gian trong kiến trúc được thông thoáng và mang lại giá trị tạo hình cao.

 

– Lựa chọn chất liệu cầu thang cho nhà ở:

 

– Lựa chọn chất liệu cầu thang cho nhà ở:

 

Tùy theo phong cách và sở thích của mỗi gia đình mà chúng ta sử dụng nhiều chất liệu cầu thang khác nhau như là: kính, gỗ, inox, sắt,…

 

Cầu thang gỗ: luôn là một lựa chọn lý tưởng bởi tính bền đẹp của nó. Cầu thang gỗ được sử dụng ở nhiều không gian khác nhau không bị lỗi thời.

 

Những mẫu cầu thang gỗ rất được ưa chuộng trong những thiết kế cổ điển, hiện đại và sang trọng.

 

Cầu thang kính cường lực: việc sử dụng kính trong suốt giúp cho không gian trở nên thông thoáng và rộng mở hơn. Kính cường lực chịu được lực khá tốt, tạo cái nhìn đẹp mắt và đảm bảo an toàn cho người sử duụng. Với kiểu thiết kế này giúp ngôi nhà của bạn tận dụng được ánh sáng tự nhiên lan tỏa đều trong phòng.

 

Cầu thang bằng kim loại: như là sắt, thép hay inox,… Vật liệu bằng kim loại thích hợp cho kiểu cầu thang xoắn ốc hoặc cầu thang có thanh tay vịn thẳng. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp thêm vật liệu bằng kính để làm tăng thêm vẻ sang trọng và hấp dẫn.

 

– Tận dụng gầm cầu thang

 

Để có thể tận dụng được các khoảng không trong gầm cầu thang, hầu hết mọi gia chủ thường sử dụng để làm nơi chứa đồ, đặt kệ ti vi,… Tuy nhiên, bạn có thể biến không gian này thành một góc tiểu cảnh thú vị. Với sắp đặt một vài khóm hoa trên sàn sỏi sẽ tạo cho thiết kế nhà phố của bạn thêm phần sinh động và tràn đầy sức sống.

 

Vị trí đặt cầu thang đúng phong thủy

 

Vị trí đặt cầu thang đúng phong thủy

 

Số bậc thang hợp theo phong thủy ?

 

Văn hóa người Á Đông coi trọng đời sống tâm linh, vì vậy khi thiết kế nhà ở các kiến trúc sư luôn để ý thiết kế cầu thang hợp phong thủy. Số bậc thang ở mỗi tầng cũng như tổng số bậc thang khi thiết kế nên rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. Từ đó số bậc thang nên là bậc lẻ. Tổng số bậc thang được tính từ bậc thứ nhất tới điểm kết thúc nếu có chiếu nghỉ thì tính thêm 1 bậc. Tổng số bậc thang phải chi hết cho 4 ( và cộng thêm 1 hoặc 2 ). Thông thường cầu thang thường gồm 17,18 hoặc 21, 22 bậc.

 

Vị trí đặt cầu thang hợp lý ?

 

Cầu thang nhà ống không nên đặt ở vị trí giữa nhà hoặc giữa phòng làm việc, theo phong thủy đây là hướng rất xấu. Năng lượng trung tâm của ngôi nhà sẽ bị hút cạn kiệt, đặc biệt là kiểu cầu thang hình xoắn ốc, dù sớm dù muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

 

Vị trí đặt cầu thang hợp lý ?

 

Thứ hai, không bố trí cầu thang nhà ống đối diện cửa ra vào hay nhà vệ sinh. Theo quan niệm phong thủy cửa ra vào là nới dẫn khí của ngôi nhà. Nếu khí vừa vào đã gặp cầu thang, hai luồng khí xung đối không thể lưu thông sẽ rất bất lợi. Cũng như vậy, nhà vệ sinh là nơi sinh ra nhiều uế khí không nên đặt cầu thang đối diện với nhà vệ sinh làm ảnh hưởng đến luồng khí chung của cả nhà.

 

Tốt nhất nên bố trí cầu thang nhà ống nép vào gần tường ở vị trí lệch so với cửa chính, điều này vừa tránh xung đột những luồng khí trong nhà đồng thời vẫn đảm bảo độ thông thoáng, ánh sáng tự nhiên và sự tiện ích sử dụng.

 

Cầu thang phải được thiết kế thông thoáng, đảm bảo tính chứa và dẫn khí. Ở hai bên cầu thang phải có thành cầu che chắn.

 

Với những chia sẻ trên hi vọng các bạn đã có những tham khảo hữu ích về thiết kế cầu thang trước khi xây nhà để sở hữu một không gian cầu thang vừa đẹp lại vừa phù hợp với phong thủy.

 

XEM THÊM

https://square.vn/mach-ban-cach-bo-tri-cau-thang-nha-ong-hop-phong-thuy/