7 Kiểu Cầu Thang Cho Nhà Ống Đẹp Và Sang Trọng
Không quá khó khăn để có thể thiết kế được cầu thang đẹp cho nhà ống, vừa hiện đại, lại tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đảm bảo yếu tố phong thủy, tránh vận xui cho gia đình.
XEM THÊM
TOP 10 CTY THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ BIỆT THỰ ĐẸP TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Khi thiết kế và xây dựng một ngôi nhà, đặc biệt là nhà tầng, cầu thang là một yếu tố khá quan trọng, không chỉ có vai trò kết nối không gian trong nhà mà còn khiến căn nhà có tính thẩm mỹ cao hơn. Đối với những căn hộ có diện tích xây dựng lớn thì việc bố trí cầu thang dường như thuận tiện hơn so với những ngôi nhà có diện tích nhỏ đặc biệt là nhà ống.
Thiết kế cầu thang cho nhà ống vừa phải đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ cho căn nhà, sử dụng được hết công năng, tiết kiệm diện tích cho không gian nhỏ hẹp và còn phải an toàn, tiết kiệm mà không dính phải những cấm kỵ trong phong thủy.
1. Những kiểu thiết kế cầu thang đẹp cho nhà ống
Với mỗi loại diện tích sinh hoạt, tùy vào không gian nhà, sở thích và kinh tế của gia chủ mà lựa chọn những mẫu cầu thang đẹp cho nhà ống, phù hợp. Đặc điểm của nhà ống thường là những căn nhà có không gian khá khiêm tốn, đặc biệt là về chiều ngang, diện tích chật hẹp, vì vậy cần lựa chọn những thiết kế cầu thang với hình dáng giản đơn, đơn sắc.
1.1. Cầu thang thẳng đơn giản
- Cầu thang thẳng là mẫu cầu thang phổ biến nhất không chỉ được ứng dụng nhiều cho các thiết kế nhà thông thường mà còn dành cho nhà ống. Thiết kế với hình dáng giản đơn, thẳng, độ dốc vừa phải với các chất liệu như gạch, gỗ, kính,…
- Những thiết kế cầu thang thẳng thanh mảnh mang lại cảm giác nhẹ nhàng và hài hòa cho diện tích sinh hoạt của gia đình bạn, là một sự lựa chọn an toàn cho bất kỳ thiết kế nhà ống thấp tầng nào.
1.2. Cầu thang chữ L
- Nhà ống nhiều tầng khá thích hợp với thiết kế cầu thang chữ L, mặc dù giản đơn nhưng vẫn tạo điểm nhấn, đặc biệt là tính chất chắc chắn và an toàn cho người dùng. Khác với cầu thang thẳng, cầu thang chữ L cứ sau mỗi đoạn thẳng lại gập một góc 90 độ về hướng khác tùy theo nhu cầu xây dựng.
1.3. Cầu thang đổi chiều (chữ U)
- Sở dĩ gọi là cầu thang đổi chiều bởi thiết kế của mẫu cầu thang này nhìn chung có đặc điểm giống như cầu thang thẳng nhưng đến chiếu nghỉ thì gập 1 góc 180 độ hướng lên phía trên theo nhu cầu xây dựng.
- Mẫu thiết kế nhà ống, nhà phố thường kết hợp kiểu cầu thang này bởi ưu điểm tiết kiệm không gian, dễ bố trí.
1.4. Cầu thang xoắn ốc
- Nếu bạn đang tìm kiếm một thiết kế cầu thang đẹp cho nhà ống với tiêu chí hiện đại, thẩm mỹ và nổi bật thì đừng bỏ qua kiểu cầu thang xoắn ốc không bao giờ hết “hot” này. Không chỉ có ưu điểm tiết kiệm không gian một cách kinh ngạc, khá thông thoáng và bắt kịp xu hướng hiện tại, mà thiết kế cầu thang này còn tạo nét đặc biệt cho ngôi nhà của bạn.
- Tuy nhiên, thiết kế cầu thang này không dành cho những gia đình có nhiều trẻ nhỏ hoặc người già vì việc lên xuống cầu thang không đảm bảo sự an toàn do thiết kế bậc thang xoáy từ trên xuống dưới.
1.5. Cầu thang uốn cong
- Có thiết kế gần giống như cầu thang chữ L, nhưng cầu thang uốn cong không gập góc 90 độ mà uốn lượn một cách tỉ mỉ, mang tính thẩm mỹ khá cao, lại phù hợp thiết kế để tiết kiệm không gian cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp như nhà ống.
- Chất liệu như inox, kim loại rất thích hợp cho những kiểu cầu thang như uốn cong hay xoắn ốc mềm mại.
1.6. Cầu thang gỗ
- Gỗ luôn là một sự lựa chọn tuyệt vời cho thiết kế nhà hiện đại, đặc biệt là những căn nhà ống theo phong cách Bắc Âu. Ưu điểm về tính thẩm mỹ của gỗ không còn gì để bàn cãi, lại bền đẹp và có thể dùng ở nhiều không gian khác nhau và không bao giờ bị lỗi mốt, những mẫu cầu thang gỗ đẹp cho nhà ống vì thế mà ngày càng được yêu thích trong thiết kế nhà ống.
1.7. Cầu thang kính
- Một trong những thiết kế cầu thang đẹp cho nhà ống hiện đại và độc đáo nhất có lẽ phải kể đến cầu thang từ kính cường lực. Việc dùng kính làm tay vịn cũng như bậc cầu thang giúp cho không gian dường như rộng ra gấp đôi, tạo cảm giác thông thoáng, nhưng cũng khá an toàn bởi kính cường lực chịu lực tốt, an toàn.
2. Nguyên tắc thiết kế cầu thang cho nhà ống, nhà phố hẹp
Ngoài việc lựa chọn được mẫu cầu thang thích hợp với sở thích của bản thân cũng như thiết kế chung của căn nhà, thì thiết kế cầu thang đẹp cho nhà ống cũng cần phải theo một số nguyên tắc nhất định dưới đây để đảm bảo tính an toàn cũng như các yếu tố khác cho gia đình.
- Đảm bảo tính an toàn: Đây là yếu tố trọng yếu cần được đưa lên hàng đầu khi thiết kế, xây dựng cầu thang cho nhà ống. Tính an toàn ở đây bao gồm các tính toán về kích thước, chiều cao, chiều rộng bậc thang, khoảng cách giữa các bậc, độ cao của lan can,…
- Quy chuẩn về kích thước cầu thang trong đó độ rộng trung bình của cầu thang vào khoảng 75 – 120cm, chiều cao của bậc thang trung bình từ 24 – 27cm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý che chắn cầu thang cẩn thận đối với những gia đình trong nhà có trẻ nhỏ, không để các bé tự ý leo trèo cầu thang nếu không có sự giám sát của người lớn.
- Vị trí bố trí cầu thang: Hiện nay, các kiến trúc sư thường có xu hướng thiết kế cầu thang ở vị trí ngăn giữa phòng khách và bếp thay vì cuối nhà như trước đây. Đây là một vị trí rất phù hợp để bố trí cầu thang, lại đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và không sử dụng nhiều diện tích trong nhà.
- Tuy nhiên, vị trí tốt nhất để bố trí cầu thang cho nhà ống là sát gần tường, lệch so với cửa chính, điều này vừa tránh xung đột những luồng khí trong nhà đồng thời vẫn đảm bảo độ thoáng mát, ánh sáng tự nhiên và sự tiện lợi khi sử dụng.
- Lựa chọn kiểu cầu thang phù hợp với thiết kế nhà: Với mỗi phong cách nhà ở, bạn nên lựa chọn kiểu cầu thang và chất liệu khác nhau cho phù hợp và “tông xuyệt tông” với các không gian trong nhà.
- Những thiết kế cầu thang thường dùng trong kiến trúc nhà ở hiện nay là sử dụng kết cấu bê tông cốt thép với một mặt phẳng bằng bê tông và chia mặt bậc bằng gạch. Tuy nhiên, với những căn nhà phố mặt bằng nhỏ hẹp thì cầu thang nhẹ trở thành xu hướng thiết kế mới, thoả mãn được mọi yêu cầu như công năng sử dụng, thông thoáng, tiết kiệm chi phí.
- Tận dụng gầm cầu thang: Vị trí trống dưới gầm cầu thang hoàn toàn có thể được tận dụng làm nơi chứa đề, đặt kệ ti vi, thậm chí thiết kế nhà vệ sinh, hay không gian làm việc, học tập, hoặc góc tiểu cảnh đầy sinh động.
3. Thiết kế cầu thang nhà ống đảm bảo yếu tố phong thủy
Một yếu tố không kém phần quan trọng mà bạn cần quan tâm khi lựa chọn và thiết kế cầu thang cho nhà ống đó là yếu tố phong thủy, phải hạn chế những điều kiêng kỵ đem đến vận xui cho gia đình cũng như lưu ý những điều sau:
- Không bố trí cầu thang nhà ống đối diện cửa ra vào hay nhà vệ sinh. Theo quan niệm phong thủy cửa ra vào là nơi dẫn khí của căn nhà còn nhà vệ sinh là nơi sinh ra những luồng uế khí không tốt cho mọi người.
- Cầu thang nhà ống không nên đặt ở vị trí trung tâm nhà hoặc giữa phòng làm việc, theo phong thủy đây là hướng rất tệ, có thể hút cạn kiệt năng lượng tốt trong căn nhà.
Thiết kế được cầu thang đẹp cho nhà ống cũng phải lưu ý về vấn đề phong thủy.
- Nguyên tắc thiết kế cầu thang theo phong thủy là những chiếc cầu thang càng giản đơn càng tốt, cũng như tránh những cách thiết kế quá cầu kì, khiến cho vượng khí không thể nào thông suốt được, căn phòng sẽ u ám, lạnh lẽo.
- Không nên thiết kế chân cầu thang ở ngay cạnh cửa ra vào, hay phòng ngủ, như vậy sẽ tác động đến tiêu tán tài sản gia đình, khiến cho gia chủ mất lộc và gặp những điều không may mắn đến sức khỏe.
- Khi thiết kế cầu thang, bạn cũng cần chú ý đến họa tiết cầu thang hay màu sắc, chất liệu cho thích hợp và an toàn hơn.
>>> Xem thêm bài viết: Top 5 Mẫu Thiết Kế Văn Phòng Công Ty Nhỏ Đẹp Ấn Tượng Được Ưa Chuộng
Thông Tin Liên Hệ
- Địa chỉ: Lầu 1 – Tòa nhà TS, Số 17 Đường số 2, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, Tp.HCM, Việt Nam.
- Hotline: 1900.63.60.87
- Điện thoại: (+84 28) 7303.6087
- Email: [email protected]
- Website: square.vn
- Link: https://docs.google.com/document/d/1bBEYZry3OQVhpmXCOrUz6KbmTHzu-gYjerBx-FWpEJo/edit?usp=sharing