Hướng dẫn thi công trần thạch cao khung chìm
Phương pháp thi công trần chìm hiệu quả và tối ưu được trình bày dưới đây có thể giúp bạn trong quá trình tự thi công tại nhà hoặc giám sát thi công, đảm bảo công trình hoàn thành bền đẹp cho toàn bộ thẩm mỹ ngôi nhà.
Bước 1. Xác định độ cao của khung trần Cao độ khung trần phải đảm bảo thẩm mỹ, thông thoáng, khoảng không đủ lắp đặt hệ thống điện, nước, cáp,…
- Lấy dấu vị trí khung trần bằng ống cân nivo trên vách, cột.
- Lấy dấu dài bằng dây căng (vạch dấu ở cạnh trên khung trần)
- Kiểm tra độ phẳng của dấu dài bằng thước thủy.
Bước 2. Cố định thanh viền tường VTC Cố định thanh viền tường theo dầu bằng đinh thép 1.5÷2 cm. Khoảng cách đóng đinh không quá 300 mm.
Bước 3. Phân chia khoảng cách thanh chính Khoảng cách tối đa giữa các thanh chính là 1000 mm. Khoảng cách giữa các điểm treo là 1200 mm. Từ vách đền điểm treo đầu tối đa là 610 mm.
Bước 4. Lắp móc treo Khoan trần bê tông bằng mũi khoan 8 mm. Đóng tắc kê đạn. Lắp pat 2 lỗ. Gắn ty treo và tăng đơ.
Bước 5. Lắp thanh chính
Khoảng cách móc treo trên thanh chính là 610÷1200 mm (tùy theo bề dày thanh chính).
Bước 6. Lắp thanh phụ
Lắp với thanh chính bằng 2 khóa liên kết, khoảng cách 600 mm. Sau khi lắp phải điều chỉnh khung ngay ngắn và bằng phẳng.
Bước 7. Lắp tấm thạch cao lên khung trần
Gắn tấm lên khung trần bằng vis, khoảng cách giữa các vis không quá 200 mm. Kiểm tra độ nguyên vẹn của các tấm thạch cao gắn lên khung trần, chiều dài của tấm phải vuông góc với thanh phụ.
Tùy theo thiết kế mà trần có thể gắn 1 hoặc 2 lớp thạch cao. Nếu có 2 lớp thạch cao thì lớp thứ 2 phải gắn lệch một thanh phụ so với lớp 1 và chừa khe hở co giãn 1÷2 mm.
Có thể sử dụng thêm các tấm chống ẩm, chống cháy theo yêu cầu của từng công trình.
Bước 8. Xử lý mối ghép
Các mối ghép giữa các tấm trần được xử lý bằng bột trét và băng lưới sợi thủy tinh. Đảm bảo phẳng và đẹp.
Đối với khung trần dùng kéo cắt.
Đối với tấm thạch cao dùng cưa răng nhuyễn hoặc dao vạch lên bề mặt rồi bẻ tấm theo đường đã vạch.