Cách Bố Trí Cầu Thang Trong Nhà Ống, Nhà Hẹp

Bạn đã biết cách bố trí cầu thang trong nhà ống, nhà hẹp thế nào cho đẹp, cho hợp với phong thủy chưa?

  • Cầu thang là nơi bắt giao theo chiều đứng để liên kết với các tầng trong nhà. Việc xây cầu thang dường như luôn gặp nhiều vấn đề khó khăn đâu với mọi người, đặc biệt phải thiết kế các cầu thang trong nhà ống, nhà hẹp. Khi bố trí cầu thang ở dạng nhà kiểu này cần phải tính toán kĩ lướng, phối hợp với thiết kế và xem phong thủy cho hợp lí.
  • Theo quan nhiệm phong thủ thì cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà, là nơi mà khí vận động mạnh, đưa dòng khí lan tỏa đến các tầng, do đó cách bố trí cầu thang trong nhà ống, nhà hẹp được nhiều người quan tâm và coi trọng. Không chỉ phong thủy hợp với gia chủ, mà kiểu bố trí cầu thang dạng ống, dạng hẹp cần chú trọng đến kiến trúc, thiết kế mỹ mãn, phù hợp với không gian ngôi nhà.

Cách bố trí cầu thang trong nhà ống, nhà hẹp đẹp

Để thiết kế cầu thang cho nhà dạng ống, hay hẹp thì người thiết kế thường nghĩ đến 3 phương cách bố trí vừa an toàn, thẩm mỹ, và tiết kiệm không gian. Những mẫu cầu thang có kiểu dáng gọn nhẹ luôn là sự ưu tiên hàng đầu.

Giải pháp bố trí cầu thang kiểu nhẹ đang trở thành xu hướng thiết kế cho nhiều nhà dạng ống, với không gian hẹp. Và theo các mẫu thiết kế cổ truyền thì phần lớn các ngôi nhà đều bố trí cầu thang ở phía sau nhà, nhưng cách bố trí này đã không còn đẹp, sang trọng nữa.

Hiện nay, đa phần chọn cách bố trí cầu thang ở giữa nhà, nằm phân cách giữa phòng ăn và phòng khách. Việc đầu tiên khi bố trí cầu thang là mọi người cần phải đo khoảng cách từ sàn tầng dưới đến sàn tầng nhà trên. Việc đo kích thước vô cùng quan trọng, bởi nếu khi đo lệch sẽ khiến cho việc bố trí cầu thang không đúng vị trí, khiến mất tính thẫm mỹ của cầu thang.

Khi xác định được kích thước bạn cần tính phải nên dùng bao nhiêu bậc thang để cho cân đối với độ cao này. Có nghĩa là, phải xác định chính xác mỗi bậc thang cách nhau bao nhiêu, độ rộng của bậc thang để đảm bảo an toàn và tiết kiệm. Theo tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thông thường, mỗi bậc thang có chiều cao là 15cm, chiều rộng bậc là 30cm.

Tuy nhiên, với diện tích nhà hẹp bạn nên thiết kế chiều cao bậc từ 17cm-19cm, chiều rộng bậc 24cm-27cm. Ở một số trường hợp “bất khả kháng” bạn cũng có thể tăng chiều cao bậc lên một chút nhưng nhớ là đừng bao giờ vượt quá 22cm. Bây giờ bạn chỉ còn cần xác định chiều rộng vế thang. Chiều rộng trung bình cho cầu thang nhà ở vào khoảng 80cm-120cm. Để tiết kiệm diện tích bạn có thể thu hẹp một chút so với kích thước trên nhưng cũng không nên nhỏ hơn 60cm.

  • Ngoài ra, theo quan điểm của người Phương Đông, số bậc thang nên rơi vào số Sinh (Sinh – Lão – Bệnh – Tử). Do đó, bậc cầu thang thường rơi vào các số theo công thức 4n+1 như là 13,17,21,25….với mong muốn luôn mang lại sức khoẻ, may mắn, tài lộc cho gia chủ.
  • Tức là: Bậc đầu tiên là số [1] gọi là SINH Bậc thứ nhì là số [2] gọi là TRỤ Bậc thứ ba là số [3] gọi là HOẠI Bậc thứ tư là số [4] gọi là DIỆT Và cứ tiếp tục như thế bậc thứ năm là số [5] gọi là SINH, bậc thứ sáu là số [2] gọi là TRỤ, bậc thứ bảy là số [3] gọi là HOẠI, bậc thứ tám là số [4] gọi là DIỆT.
  • Ta rút ra quy luật và có công thức sau: SINH=[4 x n +1] “n” là số chu kỳ lặp lại n=1, SINH=[4 x 1 +1] = 5 n=2, SINH=[4 x 2 +1] = 9 n=3, SINH=[4 x 3 +1] = 13 n=4,SINH=[4 x 4 +1] = 17 n=5, SINH=[4 x 5 +1] = 21 n=6, SINH=[4 x 6 +1] = 25
  • Cách bố trí cầu thang xoắn ốc và tròn phần lớn chỉ dành cho nhà ống hẹp, do không có “chiếu nghỉ” và chỉ chiếm một không gian rất nhỏ trong mặt bằng nhà đồng thời yếu tố thẩm mỹ cao nên nó trở thành một chút vốn để phô bày gu phong cách của chủ nhân ngôi nhà cũng như là yếu tố phô diễn tài năng của kiến trúc sư. Chiếu nghỉ là nơi từ cầu thang bước vào cửa phòng nên có khoảng đệm.
  • Chiếu nghỉ có vai trò đúng như tên gọi của nó dùng để nghỉ chân trong quá trình đi lại trên cầu thang. Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác thoải mái và cũng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang.

Một số lưu ý khi thiết kế cầu thang nên biết

  • Cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính – Cầu thang không nên hướng thẳng vào bếp dù ở tầng nào – Cầu thang không nên đi thẳng vào cửa nàh vệ sinh
  • Cầu thang không đặt ở trung cung – Hạn chế bố trí cầu thang trước mặt tiền nhà
  • Bậc cầu thang không nên bị lõm hay hở bởi nó làm ảnh hưởng đến sự tích lũy của cải
  • Cầu thang phải có độ vững chắc. Tránh cầu thang “kẽo kẹt” và lan can “lung lay”
  • Tránh đặt nước (non bộ) dưới chân cầu thang bởi điều này sẽ cản trở sự thành công của thế hệ thứ hai trong gia đình – Nên có đèn cầu thang để việc đi lại ban đêm dễ dàng hơn

Hi vọng với các cách bố trí cầu thang trong nhà ống, nhà hẹp trên giúp mọi người có cách thiết kế cầu thang cho ngôi nhà mình trở nên đẹp, an toàn hơn. Hãy cùng chúng tôi để có thêm những hiểu biết mới mẻ về các kiểu thiết kế nữa nhé!

Địa chỉ: Lầu 1 – Tòa nhà TS, Số 17 Đường số 2, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, Tp.HCM, Việt Nam.