Thiết Kế Nội Thất “Phòng Bệnh Hơn Chữa Bệnh” Vào Mùa Mưa

Với khí hậu thời tiết nhiệt đới như Việt Nam thì mùa mưa là áp lực của mọi công trình kiến trúc. Dù là những ngôi nhà hay văn phòng có quy mô thì vẫn khó tránh khỏi hiện tượng thấm hút vào mùa mưa. Vì vậy đưa ra giải pháp chống thấm mùa mưa trong trang trí nội thất luôn được các kiến trúc sư tính toán kỹ trong quá trình lên ý tưởng, thiết kế, xây dựng và cả phần bảo trì trong quá trình sử dụng.

Dĩ nhiên với yếu tố khách quan mưa nắng thì việc kiểm soát hoàn toàn dường như rất khó nhưng hạn chế ảnh hưởng của những yếu tố đó thì vẫn rất khả quan. Sau đây là phương pháp tưởng chừng đơn giản nhưng rất hiệu quả khi thiết kế.

  • Yếu tố “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vẫn được mọi người tin tưởng vì lợi ích về lâu dài, đối với thiết kế xây dựng một công trình nhà ở cũng thế. Các thiết kế nhà theo kiến trúc Pháp trước đây đều cho mọi người cảm giác thoáng mát và hiếm khi bị thấm dột. Giải pháp chống thấm mùa mưa đặc biệt của thiết kế này nằm ở đâu?
  • Theo kiến trúc sư Quách Bửu Long: Đó chính là một bộ mái ngói vươn rộng có, máng thu nước và dẫn nước ra bên ngoài nhà sẽ giúp nhà ít bị thấm dột hơn. Bên cạnh đó thiết kế kiểu Pháp du nhập vào Việt Nam thời kỳ đó còn có hệ thống tường được xây khá dày (thường từ 30cm đến 50cm) cộng với hành lang bao quanh và dùng cửa sổ trong kính ngoài chớp giúp công trình cách nhiệt và thông gió tốt hơn, đồng thời cũng giảm thiểu ngấm ngang qua tường so với kiểu nhà “ta” xây tường 10cm mỏng manh hiện nay.
  • Đề xuất một hay nhiều những giải pháp chống thấm mùa mưa phù hợp từng kiến trúc là điều cần thiết, nhưng yếu tố chung nhất để đề cập những phương pháp chi tiết khác từ phương pháp này sẽ là một kinh nghiệm nên áp dụng.

  • Tuy nhiên theo quy hoạch cũng như hiện trạng diện tích đất đang khan hiếm khiến những công trình hiện tại không thể thiết kế thi công như kiểu ngày trước. Mặc dù vậy vẫn có những cách phù hợp đối với chung cư cao tầng hoặc nhà ở hộ gia đình để tránh hoặc hạn chế thấm dột.
  • Điển hình như đối với chung cư, biệt thự hay nhà cao tầng thì có thể thiết kế các nhà vệ sinh trên mỗi tầng lầu thẳng hàng nhau. Việc thiết kế như thế sẽ giảm được hệ thống đường dẫn chồng chéo, dễ gây ứ nước, về lâu dài phát sinh những sự cố về tuổi thọ sản phẩm.
  • Hệ thống ống dẫn thẳng rất thuận lợi cho quá trình kiểm tra, bảo quản hay xử lý kịp thời sự cố thấm hút. Trong quá trình thi công, rất cần giám sát chặt chẽ các công đoạn bê tông, xây tường, lợp mái, liên kết tấm bao che… để đảm bảo không có rò rỉ, xử lý từ đầu, tránh lấp liếm bằng các lớp sơn chống thấm phủ ngoài để giải quyết tình trạng trước mắt. Hoặc cần tránh tạo ra các tiểu cảnh, chi tiết có dùng nước (như non bộ, hồ cá…) trong nội thất khi không có biện pháp chống thấm và bảo trì hiệu quả.

Nguồn: tcnhadep | Giang Trúc | square.vn