Google, Samsung, Apple, Amazon Chạy Đua Làm Nhà Thông Minh

4 ông lớn làng công nghệ Google, Apple, Samsung, Amazon cạnh tranh nhau từ sân chơi này tới sân chơi khác và bây giờ là trên cả thị trường nhà thông minh.

  • Theo hãng nghiên cứu Gartner, công nghệ nhà thông minh có thể đóng góp 1,9 nghìn tỷ USD cho kinh tế thế giới vào năm 2020. Với các phát kiến gần đây về mạng và thiết bị, cuộc chiến trên mặt trận nhà thông minh của Apple, Google, Samsung và Amazon đang nóng lên từng ngày.
  • Dưới đây là chiến lược mà các công ty kể trên đang theo đuổi và các sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp nhằm chiếm được lợi thế trên thị trường đầy tiềm năng này. Mạng Với Google Fiber, Google là cái tên duy nhất trong số 4 công ty tham gia vào kinh doanh ISP. Google Fiber có tốc độ kết nối nhanh hơn tối đa 100 lần so với băng rộng và Wi-Fi trung bình.

  • Dù mới chỉ triển khai tại 3 thành phố của Mỹ, Google dự định mở rộng Fiber ra thêm 34 thành phố tại 9 khu đô thị. Apple lại sở hữu AirPort Express Base Station để tăng tốc độ kết nối mạng dây trong gia đình. Nó hỗ trợ Wi-Fi 802.11n hai băng tần và cho phép truyền tín hiệu đồng thời ở tần số 2.4GHz và 5GHz.
  • Nhược điểm là khó cài đặt và chỉ kết nối sản phẩm Apple. Samsung gần đây tuyên bố phát triển công nghệ Wi-Fi 60GHz để ra mắt đầu năm 2015. Nó có tốc độ truyền dữ liệu lên tới 4,6Gbps, tốc độ tối đa với công nghệ tiêu dùng hiện tại.

  • Cũng như AirPort Express Base Station của Apple, công nghệ này chỉ hỗ trợ thiết bị của Samsung. Chưa có thông tin gì về việc Amazon phát triển mạng nào không song có tin đồn công ty sẽ tuyển dụng thêm nhân sự trong 5 năm tới cho bộ phận R&D bí mật có tên Lab126.
  • Động thái đồng nghĩa với việc Amazon đang nghiên cứu công nghệ nhà thông minh, bao gồm cả mạng cơ sở hạ tầng để điều khiển Internet of Things. Amazon dự định đầu tư 55 triệu USD cho Lab126. Đây không phải điều quá khó với Amazon khi công ty đã bán dịch vụ hạ tầng cho các doanh nghiệp thông qua mảng Web Services.
  • Đây cũng là lĩnh vực mà Amazon và Google cạnh tranh trực tiếp do mảng kinh doanh riêng của họ đòi hỏi phải quy mô hạ tầng web lớn. Mỗi công ty lại có hạn chế riêng. Năng lực mạng của AppleSamsung chỉ kết nối giữa các thiết bị “của nhà trồng được”, Google có tiềm năng lớn nhất song việc mở rộng Fiber lại tương đối chậm.
  • Tổ chức nguồn mở Để hỗ trợ lượng lớn các thiết bị gia dụng thông minh, các liên minh nguồn mở cung cấp chương trình khung khuyến khích chia sẻ kiến thức và phát triển các tiêu chuẩn cần thiết cho ngành công nghiệp smarthome để sớm trở thành xu thế.
  • Google và Samsung là thành viên của cùng tổ chức. Nest Labs của Google, Samsung cùng ARM Holdings, Big Ass Fans, Freescale Semiconductor, Silicon Laboratories, Yale tung ra mạng không dây có tên Thread vào tháng 7/2014. Mạng này kết nối thiết bị trong gia đình, cho phép chúng tương tác với nhau. Hoạt động như giao thức mạng không dây IP, Thread không yêu cầu sử dụng phần cứng.
  • Nó được thiết kế để hỗ trợ nhiều loại sản phẩm trong nhà và tương thích với 250 sản phẩm. Dù là công nghệ mở, không rõ Thread có mở cửa cho các sản phẩm của công ty không phải thành viên hay không. Ngoài ra, Samsung còn là thành viên trong cùng tổ chức với Dell, Intel nhằm dẫn dắt sự phát triển và áp dụng giao thực, tiêu chuẩn mở.
  • Có tên Open Interconnect Consortium (OIC), mục tiêu của tổ chức là định nghĩa yêu cầu kết nối mạng và bảo đảm sự tương kết giữa hàng tỷ thiết bị tham gia vào Internet of Things, bất kể kiểu dáng, hệ điều hành, nhà cung cấp dịch vụ. Tại thời điểm này, Apple dường như không hứng thú với nguồn mở.
  • HomeKit chỉ tương thích với ứng dụng cấu hình nhà hoặc ứng dụng nhà tự động trên iOS. Amazon cũng tương tự Apple. Như vậy, Samsung và Google dường như có lợi thế hơn Apple và Amazon trong tiêu chí này. Thiết bị Nền tảng HomeKit của Apple là trung tâm của nhà thông minh khi có thể điều khiển thiết bị từ xa và dẫn đầu xu hướng nhà tự động.
  • Tuy nhiên, ngoài sản phẩm cốt lõi như iPhone, iPad, Apple không nhìn sang danh mục khác như tủ lạnh hay máy pha café. Dù vậy, công ty cũng hợp tác với một số đối tác nổi tiếng như Phillips để tận dụng nhiều thiết bị nhà tự động có sẵn.
  • Điều đó khiến quá trình xâm nhập tiếp theo vào thị trường nhà thông minh của Apple còn bỏ ngỏ. Ngược lại, dịch vụ nhà thông minh Samsung lại cung cấp phần cứng riêng. Nền tảng sử dụng nền tảng duy nhất để kết nối và điều kiển tivi thông minh, đồ gia dụng, smartphone.
  • Nhà tự động của Google dự kiến xoay quanh Android cùng với thiết bị iOS nếu công ty mua lại startup đã hỗ trợ nền tảng của Apple. Trong khi đó, Amazon dường như tập trung vào bán thiết bị và sản phẩm khác hơn là tự chế tạo phần cứng.
  • Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng tin Reuters, hai nguồn tin cho biết Amazon đang thử nghiệm thiết bị Wi-Fi có một nút bấm duy nhất, cho phép khách hàng đặt hàng sản phẩm và thiết bị dạng đeo. Người dẫn chương trình “The Smart Home”, Michael Wolf, gần đây viết trên blog: “Tôi tỉn ằng Amazon về cơ bản đang muốn tạo ra máy POS trong mọi phần của ngôi nhà”.
  • Apple, Google và Samsung đều liên kết với nhà sản xuất thứ ba để thiết bị của họ tương thích với nhiều loại sản phẩm hơn. Trọng tâm của Amazon lại đặt vào cảm biến bán hàng trực tiếp, không cần đến sự tương thích giữa các thiết bị.
  • Cửa hàng và dịch vụ trực tuyến Đến các điểm bán lẻ để khám phá, tìm hiểu và mua sản phẩm nhà thông minh là chìa khóa trong việc tiếp cận khách hàng. Amazon rõ ràng có lợi thế về cửa hàng trực tuyến. Công ty tập hợp sản phẩm, dịch vụ từ nhiều thương hiệu, nhà sản xuất khác nhau, giúp khách hàng tìm kiếm dễ hơn.
  • Cửa hàng Home Automation của Amazon còn cung cấp hướng dẫn cơ bản cho những ai muốn biết thêm về nhà thông minh. Khi ra mắt sản phẩm riêng, nhiều khả năng chúng sẽ được bán độc quyền trên Amazon. Dễ thấy mỗi khách hàng có thể kết nối trực tiếp đến tổng đài Amazon thông qua Kindle để nhận hỗ trợ.
  • Samsung cũng có cửa hàng trực tuyến song chỉ bán sản phẩm của hãng. Công ty có nhiều phương thức hỗ trợ khách hàng, bao gồm hướng dẫn từng bước trên Smart Simultor, dịch vụ từ xa qua tivi và chat video trực tiếp với đại diện của Smart Service. Khách hàng có thể tìm đến các điểm dịch vụ và bảo hành.
  • Cửa hàng Fiber Space của Google giúp khách hàng tìm hiểu về Fiber và cách cấu hình nhà thông minh từ các thành viên của Google Fiber. Dù vậy, cửa hàng chỉ mở tại một số địa điểm nơi Fiber đang được triển khai. Do HomeKit vừa được giới thiệu, chưa có thông tin trên cửa hàng trực tuyến hay mô hình dịch vụ tại thời điểm này. Tuy nhiên, có thể Apple sẽ tích hợp HomeKit Store vào Apple Store hiện tại.

Dịch vụ Do công nghệ nhà thông minh tương đối mới mẻ, cần phải có dịch vụ thực sự mạnh. Sự phức tạp trong việc kết nối nhiều thiết bị, ứng dụng với nhau có thể khiến khách hàng rối loạn nếu không có hỗ trợ kỹ thuật. Với hệ thống bán lẻ quy mô và bộ phận chăm sóc khách hàng uy tín như Apple, dịch vụ sẽ là lợi thế không nhỏ của “táo khuyết” trong cuộc đua nhà thông minh.

Nguồn: lumi | Hoa DP | Square.vn