Cách chống ẩm cho trần nhà
Trần nhà là nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và khí hậu khắc nghiệt nên dễ xảy ra hiện tượng co giãn từ đó xuất hiện các vết nứt, khe rãnh thấm nước. Vì vậy muốn hạn chế hiện tượng này thì nên che chắn, giảm bức xạ cho tường như lợp thêm mái che, tôn ngói trần nhà. Thậm chí bạn còn có thể trồng cây leo như hoa giấy kết hợp phun nước trực tiếp để làm giảm sự thay đổi đột ngột nhiệt độ tác động trực tiếp vào tường.
Trong xử lý chống thấm, có khoảng 50% liên quan đến đường ống cấp thoát nước. Chất lượng ống, quy cách thi công, xử lý mối nối… đều có thể sai sót gây thấm khó lường. Mùa mưa hiện nay là tác nhân mạnh ảnh hưởng gây tác động xấu đến nhà bạn vì thế nên kiểm tra hệ thống ống thoát nước trực tiếp từ trần nhà. Và phải chắc chắn miệng cống không bị tắc nghẽn do rác, bụi bặm. Đừng coi thường việc làm nhỏ này bởi trên thực tế đã có nhiều gia đình bị mốc tường chỉ vì ống thoát nước ở trần, ban công bị tắc mà không hề hay biết.
Chống thấm cho đồ gỗ
Gỗ thường có các lỗ nhỏ li ti vì vậy chúng dễ dàng hút ẩm trong không khí và các mùi xung quanh nhất là đồ đã dùng lâu ngày hoặc cất trữ quá lâu trong nhà kho không dùng đến. Hãy dùng giấy nhám (còn gọi là giấy ráp) chùi hết lớp ẩm mốc bám bên ngoài đồ gỗ, sau đó dùng loại sơn chống ẩm phủ sơn 2-3 lớp lên bề mặt gỗ. Lớp sơn này sẽ giúp chống lại nấm mốc. Mùa mưa rất dễ nảy sinh hiện tượng nấm mốc bao quanh chân tường, trần nhà và đồ gỗ nên cần chú ý để đảm bảo chất lượng cuộc sống, đồ dùng và sinh hoạt.
Hoặc bạn có thể áp dụng cách khác, đó là sau khi đã tiến hành loại bỏ nấm mốc trên bề mặt gỗ, các bạn cần bảo quản đồ gỗ trong không gian khô ráo, thoáng mát tránh nấm mốc sinh sôi. Với những ngày mưa, độ ẩm lên tới 80>90%, các bạn nên sử dụng máy hút ẩm, đóng kín cửa phòng cho máy chạy trong một vài giờ… Với những chiếc tủ bằng gỗ, các bạn nên mua hạt chống ẩm chia thành từng gói nhỏ và bỏ vào các góc tủ.
Nguồn: tổng hợp | Giang Trúc | square.vn