Hướng dẫn cơ bản thi công trần thạch cao khung nổi
Hướng dẫn cơ bản thi công trần thạch cao khung nổi
Để bạn tự có thể thi công trần thạch cao hoặc giám sát thi công cho chính ngôi nhà của mình, bạn có thể tham khảo các bước thi công cơ bản sau.Hệ khung trần nổi
Trần nổi là một bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và góp phần trang trí nội thất. Hệ thống khung nổi này sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi hoàn thiện công trình. Trước khi tiến hành thi công cần đảm bảo đầy đủ về vật liệu cần thiết, thiết bị và đặc biệt là phần mái đã được hoàn chỉnh.Hướng dẫn thi công trần thạch cao
- Bước 1: Xác định độ cao trần sau đó lấy mặt phẳng trần bằng nivo và đánh dấu mặt phẳng. Bạn có thể đánh dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
- Bước 2: Lắp đặt khung. Bước này có thể dùng búa định hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc vít nở với định khoảng không quá 300mm. Định khoảng này được xác định dựa theo vật liệu tường, vách: gạch, gỗ, kính,...
- Bước 3: Phân chia trần Để đảm cân đối bề rộng của tấm trần và khung bao,trần phải được chia thích hợp khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là : 610mm x 610mm 600mm x 600mm 610mm x 1220mm 600mm x 1200mm
- Bước 4: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương, chiều dài tối đa không quá 1200mm. Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 405mm
- Bước 5: Xác định khoảng cách giữa các thanh dọc-là thanh chính của hệ khung sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách quy chuẩn và đo độ phẳng của khung. Thanh dọc được nối với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh này với lỗ mộng đầu thanh kia một khoảng cách 610mm hoặc 1220mm.
- Bước 6: Liên kết các thanh ngang-thanh phụ với thanh chính theo khoảng cách tiêu chuẩn quy định. Thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính đảm bảo kích thước thiết kế, có 2 loại (610mm và 1220mm ) hoặc (600mm và 1200mm ).
- Bước 7: Điều chỉnh. Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng.
- Bước 8: Đặt tấm lên khung. Cần phải sử dụng kẹp giữ các tấm trần loại nhẹ, phải có ít nhất 2 kẹp cho mỗi bên và mỗi góc của tấm trần có 1 kẹp.
- Bước 9: Kẹp tường. Dùng kẹp giữ các tấm trần dọc vào tường.
- Bước 10: Xử lý viền trần thạch cao. Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt. Đối với mặt tấm trần dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch ,dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Nguồn: songiada.asia | Giang Trúc